Bài giảng Công nghệ Lớp 7 - Bài 32: Sự trưởng thành và phát dục của vật nuôi. Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi

pdf 6 trang leduong 31/01/2025 230
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Công nghệ Lớp 7 - Bài 32: Sự trưởng thành và phát dục của vật nuôi. Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Công nghệ Lớp 7 - Bài 32: Sự trưởng thành và phát dục của vật nuôi. Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi

Bài giảng Công nghệ Lớp 7 - Bài 32: Sự trưởng thành và phát dục của vật nuôi. Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi
 Môn Công nghệ 7 
Tuần: 22 Ngày 4 tháng 2 năm 2021 
Lưu ý: Vì chương trình học có giảm tải một số nội dung, nên khi học bài các em 
phải đọc xem cô ghi nội dung ở trang nào của SGK để xem sách cho đúng nhé! 
Bài 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT 
 NUÔI 
 Bài 33 : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC 
 GIỐNG VẬT NUÔI 
• Ôn lại kiến thức cũ 
Câu 1: Ngành chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế? 
Trả lời: - Cung cấp thực phẩm như: Thịt, trứng sữa 
 - Cung cấp sức kéo: Trâu bò kéo cày, xe; phương tiện vận chuyển 
 - Cung cấp phân bón cho trồng trọt: Phân hữu cơ (phân chuồng) 
 - Cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất khác: Vật nghiên cứu chế tạo ra 
cắc xin, da làm trống, vật trang trí.. 
Câu 2: Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi? 
Trả lời: - Giống vật nuôi có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và chất lượng sản 
phẩm chăn nuôi. Muốn chăn nuôi có hiệu quả phải chọn giống vật nuôi phù hợp. 
• Nội dung bài mới 
+ Mục tiêu: 
- Sau khi học xong bài này các em hiểu được khái niệm sự sinh trưởng và phát dục của 
vật nuôi, khái niệm chọn phối và chọn giống vật nuôi. 
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. 
- Trình bày được các phương pháp chọn phối, chọn giống của vật nuôi, từ đó có thể 
vận dụng vào thực hiện ở chăn nuôi gia đình. 
 Bài 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI 
I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi 
 - Em đọc nội dung SGK trang 86 và trả lời câu hỏi: 
 - Câu hỏi 1: Thế nào là sự phát triển của vật nuôi? 
 1 
 Môn Công nghệ 7 
 2. Kiểm tra năng suất 
 - Câu hỏi 9: Các em hiểu thế nào là kiểm tra năng suất? Cho biết ưu và nhược điểm 
của phương pháp này? (Học sinh tự nghiên cứu SGK/89 và trả lời) 
(Phần III bài 33. Quản lý giống vật nuôi giảm tải) 
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC 
(Lưu ý: Học sinh chỉ xem phần này sau khi đã hoàn thành nội dung học tập trên) 
 Bài 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI 
I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi 
 - Em đọc nội dung SGK trang 86 và trả lời câu hỏi: 
 - Câu hỏi 1: Thế nào là sự phát triển của vật nuôi? 
 Trả lời: Trứng thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành cá thể non, lớn lên 
 rồi già. 
 1. Sự sinh trưởng 
 - Câu hỏi 2: Các em hãy cho biết thế nào là sự sinh trưởng của vật nuôi? Cho ví dụ 
minh họa? 
 Trả lời: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể vật nuôi. 
Ví dụ: Sự tăng cân của ngan 
 2. Sự phát dục 
 - Câu hỏi 3: Các em hãy cho biết thế nào là sự phát dục của vật nuôi? Cho ví dụ 
minh họa? 
 Trả lời: Là sự thay đổi về chất các bộ phận trong cơ thể vật nuôi. Ví dụ: Sự phát dục 
của buồng trứng con cái. 
Bài tập : Phân biệt những biến đổi nào ở cơ thể vật nuôi thuộc sự sinh trưởng và 
phát dục theo bảng sau: 
 Những biến đổi của cơ thể vật nuôi Sự sinh trưởng Sự phát dục 
 - Xương ống chân của bê dài thêm 5 cm X 
- Thể trọng lợn (heo) con từ 5 kg tăng 8 kg X 
- Gà trống biết gáy X 
- Gà mái bắt đầu đẻ trứng X 
- Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa X 
( phần II bài 32: Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi giảm tải) 
II. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi 
 3 
 Môn Công nghệ 7 
 NỘI DUNG GHI BÀI 
 Bài 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI 
I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi 
 1. Sự sinh trưởng 
 - Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể vật nuôi. 
 - Ví dụ: + Xương ống chân của bê dài thêm 5 cm 
 + Thể trọng lợn (heo) con từ 5 kg tăng 8 kg 
 2. Sự phát dục 
 - Là sự thay đổi về chất các bộ phận trong cơ thể vật nuôi. 
 - Ví dụ: + Gà trống biết gáy 
 + Gà mái bắt đầu đẻ trứng 
II. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi 
 - Các đặc điểm di truyền và điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng 
và phát dục của vật nuôi. 
 - Nắm được các yếu tố này con người có thể điều khiển sự phát triển của vật nuôi 
theo ý muốn. 
 ⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰⃰ ⃰⃰⃰⃰⃰
 Bài 33 : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC GIỐNG VẬT 
 NUÔI 
I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi 
 - Căn cứ vào mục đích chăn nuôi, lựa chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm 
giống gọi là chọn giống vật nuôi. 
II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi 
 1. Chọn lọc hàng loạt 
 - Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước, rồi căn cứ vào sức sản xuất 
của từng loại vật nuôi để chọn lựa từ trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất giữ lại 
làm giống. 
 2. Kiểm tra năng suất 
 - Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện “chuẩn”, 
trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu 
chuẩn đã định trước để lựa chọn những con tốt nhất giữ lại làm giống. 
 5 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_cong_nghe_lop_7_bai_32_su_truong_thanh_va_phat_duc.pdf