Bài giảng Đại số Lớp 8 - Chủ đề 2: Giải bài toàn bằng cách lập phương trình
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đại số Lớp 8 - Chủ đề 2: Giải bài toàn bằng cách lập phương trình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Đại số Lớp 8 - Chủ đề 2: Giải bài toàn bằng cách lập phương trình

CHỦ ĐỀ 2: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH ( Đại 8) I.Kiến thức trọng tâm : 1. Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình: Bước 1: Lập phương trình - Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số. - Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết. - Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng. Bước 2. Giải phương trình Bước 3: Trả lời Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thoả mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận. 2. Lưu ý về chọn ẩn và điều kiện thích hợp của ẩn: - Thông thường thì bài toán hỏi về đại lượng gì thì chọn ẩn là đại lượng đó. - Về điều kiện thích hợp của ẩn + Nếu x biểu thị một chữ số thì 0 ≤ x ≤ 9. + Nếu x biểu thị tuổi, sản phẩm, người thì x nguyên dương. + Nếu x biểu thị vận tốc của chuyển động thì x > 0. II.Bài tập mẫu Ví dụ 1: SGK tr 24 Giải : Gọi x là số gà .Điều kiện x nguyên dương và x < 36 . Số chó là 36-x (con) Số chân gà là 2x (chân ) Số chân chó là 4.(36-x) (chân ) Theo bài toán tổng cộng có 100 chân . Ta có phương trình : 2.x + 4.(36-x) =100 (1) Giải phương trình (1) : Kiểm tra : x = 22 thõa mãn ĐK Nên số gà là 22 con ; Suy ra số chó là : 36-22 =14 con . Ví dụ 2: (SGK/27) Giải : Gọi thời gian xe máy từ lúc khởi hành đến chỗ gặp nhau là x(h) ĐK x > 2 5 Quãng đường xe máy đi từ HN đến chỗ gặp nhau là 35x(km) Do ô tô đi sau 24 phút ( 2/5 h) , nên thời gian ô tô đi từ NĐ đến chỗ gặp nhau là : x- 2 (h) 5 Quãng đường ô tô đi NĐ đến chỗ gặp nhau là 45.(x- 2 )(km) 5 - 1 - Ví dụ 5: Lúc 6 giờ sáng, một xe khởi hành từ A để đến B. Sau đó một giờ một ôtô cũng xuất phát từ A để đến B với vận tốc trung bình lớn hơn vận tốc trung bình của xe máy là 20km/h. Cả hai xe đến B đồng thời vào lú 9h30’ sáng cùng ngày. Tính quãng đường AB và vận tốc trung bình của xe máy ? Giải Gọi x(km) là độ dài quãng đường AB . ĐK : x > 0 Thời gian xe máy đi là 3,5giờ Thời gian ôtô đi là 3,5 – 1 = 2,5giờ. Vận tốc trung bình của xe máy là x/3,5 = 2x/7(km/h) Vận tốc ôtô là x/2,5 = 2x/5(km/h). Ta có ptrình : 2x 2x 20 14x-10x = 700 5 7 x = 175 thoả đk của ẩn. Vậy quãng đường AB dài 175 km Vận tốc trung bình của xe máy là 2.175/7 = 50(km/h) Ví dụ 6 : ( 45 sgk/31) Số Số Năng suất thảm ngày Hđồng x 20 x/20 T/hiện x+24 18 (x+24)/18 Gọi x là số thảm len phải dệt theo hợp đồng trong 1 ngày(x nguyên dương) số thảm len dệt trong 20 ngày là 20x ( thảm len) Khi thực hiện 120 120 mỗi ngày dệt được: x ( thảm len) ; trong 18 ngày dệt được 18. x .( thảm len) 100 100 120 Ta có pt : 18. x = 20x +24 100 Giải pt được x=15 (tmpt) Vậy số thảm len phải dệt theo hợp đồng là 20.15 =300 ( thảm len) III. Bài tậpđề nghị Bài toán 1: Một người đi xe đạp từ A đến B cách nhau 33km với vận tốc xác định. Khi đi từ B đến A, người đó đi bằng con đường khác dài hơn trước 29km, nhưng với vận tốc lớn hơn vận tốc lúc đi là 3km/h. Tính vận tốc lúc đi, biết thời gian đi nhiều hơn thời gian về là 1h30'? Bài toán 2: Một tàu thủy chạy trên một khúc sông dài 80km, cả đi lẫn về mất 8h20'. - 3 - Thời gian tàu đi xuôi dòng là: 80 h x 4 80 Thời gian tàu đi ngược dòng là: h x 4 25 Vì thời gian cả đi lẫn về là 8h 20' = h nên ta có phương trình: 3 80 80 25 x 4 x 4 3 4 Giải phương trình ta được: x1 = (loại) ; x2 = 20 (tmđk) 5 Vậy vận tốc của tàu khi nước yên lặng là 20 km/h VII.Bài tập học sinh tự giải Bài toán chuyển động: Bài 1. Một ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa với vận tốc 40km/h. Sau 2 giờ nghỉ lại ở Thanh Hóa, ô tô lại đi từ Thanh Hóa về Hà Nội với vận tốc 30km/h. Tổng thời gian cả đi lẫn về (tính cả thời gian nghỉ) là 10 giờ 45 phút. Tính độ dài quãng đường Hà Nội – Thanh Hóa? Bài 2. Một ô tô đi từ Hà Nội lúc 8 giờ sáng, dự kiến đến Hải Phòng lúc 10 giờ 30 phút. Do thời tiết xấu, mỗi giờ ô tô đi chậm hơn dự định 10km nên đến Hải Phòng lúc 11 giờ 20 phút. Tính độ dài quãng đường Hà Nội – Hải Phòng? Bài 3. Một người lái ô tô dự định đi từ A đến B với vận tốc 48km/h. Sau khi đi được 1 giờ, ô tô bị tàu hỏa chắn đường trong 10 phút. Do đó, để đến B đúng thời gian, người đó phải tăng vận tốc thêm 6km/h. Tính quãng đường AB? Bài 4. Một người đi xe đạp từ A đến B, gồm 2 đoạn đường: đường đá và đường nhựa. Người đó đi trên đoạn đường đá với vận tốc 10km/h, đi trên đoạn đường nhựa với vận tốc 15km/h. Người đó đến B sau 4 giờ. Biết đoạn đường nhựa dài gấp rưỡi đoạn đường đá. Tính độ dài quãng đường AB? Bài 5. Một ca nô xuôi dòng từ A đến B mất 4 giờ và ngược dòng từ B về A mất 5 giờ. Tính khoảng cách giữa 2 bến A và B, biết vận tốc dòng nước là 2km/h. Bài 6. Hai bến sông A và B cách nhau 36km. Lúc 7 giờ sáng, một ca nô xuôi dòng từ A đến B rồi lập tức quay trở về và đến A lúc 11 giờ 30 phút. Tính vận tốc của ca nô, biết vận tốc dòng nước là 6km/h. Bài toán công việc: Bài 7. Một xưởng sản xuất lập kế hoạch sản xuất một số tấm thảm trong 20 ngày. Do cải tiến kĩ thuật, mỗi ngày xưởng sản xuất được thêm 3 tấm thảm. Bởi vậy, sau 18 ngày, xưởng đã hoàn thành công việc và còn vượt kế hoạch 24 tấm thảm. Tính số tấm thảm phải dệt theo kế hoạch. - 5 -
File đính kèm:
bai_giang_dai_so_lop_8_chu_de_2_giai_bai_toan_bang_cach_lap.doc