Bài giảng Kĩ thuật biên soạn và chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí cấp THCS

ppt 45 trang leduong 19/05/2025 30
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kĩ thuật biên soạn và chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kĩ thuật biên soạn và chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí cấp THCS

Bài giảng Kĩ thuật biên soạn và chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí cấp THCS
 KĨ THUẬT BIÊN SOẠN VÀ CHUẨN HÓA 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 MÔN ĐỊA LÍ
 Cấp trung học cơ sở Xây dựng ma trận đề thi và bản đặc tả (mô tả các mức 
 độ nhận thức
 Soạn câu hỏi thô (đề xuất ý tưởng)
Quy 
trình Rà soát, chọn lọc, biên tập và thẩm định câu hỏi (thẩm 
 định nội dung, ngôn ngữ và kĩ thuật)
viết câu 
hỏi trắc Thử nghiệm, phân tích, đánh giá câu hỏi
nghiệm 
khách Chỉnh sửa câu hỏi sau thử nghiệm
quan
 Xây dựng đề, thử nghiệm, phân tích, đánh giá đề
 Chỉnh sửa đề sau thử nghiệm
 Rà soát, lựa chọn vào ngân hàng câu hỏi I. Xây dựng ma trận đề
- Lí do cần thiết xây dựng ma trận đề 
- Cách xây dựng ma trận đề
- Sử dụng ma trận đề 2. Các dạng câu hỏi MCQ theo kiểu loại
- Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu.
- Câu theo cấu trúc phủ định.
- Câu kết hợp các phương án.
- Câu điền khuyết
- ........ 3. Dạng câu hỏi MCQ theo nội dung môn Địa lí có 
 2 loại cơ bản:
- Dạng MCQ kiến thức. 
- Dạng MCQ kĩ năng. 
 Lưu ý: Đối với dạng kĩ năng có các loại như: 
+ Câu hỏi sử dụng bản đồ, lược đồ, Atlat Địa lí VN.
+ Câu hỏi sử dụng số liệu thống kê. 
+ Câu hỏi sử dụng biểu đồ,... Hoặc Nguyên nhân làm cho tỉ suất tử thô trên toàn 
thế giới giảm đi rõ rệt so với trước đây là do
A. tiến bộ về y tế và thành tựu của khoa học kĩ thuật. 
 B. chính sách phát triển dân số của các quốc gia.
C. môi trường sống được cải thiện trong lành hơn.
D. kinh tế phát triển, thu nhập trên đầu người cao. 1.3. Dùng từ vựng một cách nhất quán 
Ví dụ. Nét nổi bật của khí hậu Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. mùa đông lạnh giá, mưa phùn gió bấc lấn át tính chất nhiệt 
đới.
B. tháng 8 giữa mùa hạ mưa nhiều, thường gây lũ lụt.
C. thời tiết lạnh nhất nước ta, thay đổi thất thường theo mùa.
D. mùa đông đến sớm nhất và kết thúc cũng sớm so với cả 
nước.
Trong ví dụ:
- Dùng từ vựng không hợp lí "Nét" hay "đặc điểm"; gió bấc hay 
gió mùa đông bắc hay gió mùa mùa đông.
- Cả 4 phương án không nhất quán. Không chọn được đáp án.
- Cần xác định đúng đối tượng để có cách diễn đạt cho phù hợp. 1.5. Tránh các kiến thức quá riêng biệt của vùng miền khi
kiểm tra/thi trên diện rộng quốc gia hoặc câu hỏi dựa trên
ý kiến cá nhân
Ví dụ 1. Nhãn lồng là sản phẩm nổi tiếng ở tỉnh nào?
A. Hải Dương. B. Hưng Yên.
C. Bắc Giang. D. Lạng Sơn.
Ví dụ 2. Theo em, các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất không 
liên tục là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Do nhiệt độ mỗi nơi trên Trái Đất có sự khác nhau.
B. Các đai khí áp bị các dãy núi cao chia cắt.
C. Do các khối không khí luôn chuyển động.
D. Do sự xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương. 1.7. Tránh viết câu trắc nghiệm khôi hài
Ví dụ: Ở nước ta chăn nuôi trâu nhằm mục đích nào sau đây?
A. Cung cấp thịt. B. Cung cấp sữa.
C. Cung cấp phân bón. D. Phát triển du lịch.
Dạng câu hỏi như thế này không được ra để kiểm tra học sinh.
1.8. Tránh viết câu KHÔNG phù hợp với thực tế
Ví dụ: Nguyên nhân nào làm giảm nhiệt độ ở các vùng cực Tây 
nước ta?
A. Có đường bờ biển dài 3260 km. B. Gió mùa Đông Bắc.
C. Gió Đông Nam từ biển thổi vào. D. Gió Tây Nam.
Trên thực tế, không vùng cực Tây, chỉ có điểm cực Tây. 2. Viết lời dẫn cho câu hỏi MCQ
Yêu cầu cơ bản khi viết câu dẫn, phải làm HS biết/hiểu rõ:
- Câu hỏi cần phải trả lời;
- Yêu cầu cần thực hiện;
- Vấn đề cần giải quyết.
2.1. Câu dẫn là câu hỏi trực tiếp
Với mỗi PA trả lời đều viết hoa ở đầu câu và có dấu chấm ở
 cuối câu.
Ví dụ: Thủy chế của sông đơn giản hay phức tạp phụ thuộc
 vào yếu tố nào sau đây?
A. Độ dốc của lòng sông. B. Nguồn cấp nước cho sông.
C. Độ dài của con sông. D. Độ lớn của lưu vực sông. 2.3. Câu dẫn là một câu phủ định thì phải in đậm từ 
phủ định "Không", "Không đúng",...
Ví dụ: Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào không 
đúng với đặc điểm địa hình nước ta?
A. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình 
nước ta.
B. Địa hình được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành 
nhiều bậc.
C. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
D. Địa hình không chịu tác động của các hoạt động 
kinh tế - xã hội. 2.5. Tránh viết câu dẫn như câu tự luận
Ví dụ: Hãy cho biết năm 2015, tỉ lệ dân số sống trong 
các đô thị đạt đến bao nhiêu phần trăm (%)?
A. 35%. B. 46%. 
C. 57%. D. 68%.
Hoặc Hãy cho biết khoảng một nửa chiều dài đường ống 
trên thế giới được xây dựng sau năm bao nhiêu?
A. Năm 1945. B. Năm 1950. 
C. Năm 1975. D. Năm 1999. 2.7. Tránh các thông tin thuật ngữ mơ hồ, không có xác 
định cụ thể về mức độ như “thông thường”, “phần lớn”, 
“hầu hết”,... hoặc các từ hạn định cụ thể như “luôn luôn”, 
“không bao giờ”, “tuyệt đối” "chủ yếu" hay thông tin là 
câu phức hợp; thông tin xa lạ vào lời dẫn, gây nhầm lẫn.
Ví dụ: Giá trị kinh tế của sông ngòi là
A. mọi con sông đều có giá trị thủy điện, cung cấp nước ngọt 
và phù sa.
B. các sông có lưu lượng lớn, độ dốc cao thì khả năng thủy 
điện lớn.
C. bất kì sông nào cũng đều thuận lợi cho giao thông đường 
thủy.
D. chỉ có một số sông về mùa lũ gây không thiệt hại. 3.1. Phải chắc cánh có 01 phương án đúng hoặc 
đúng nhất
Ví dụ 1. Các đai áp thấp thường nằm ở
A. cực bắc. B. vĩ độ 300B và 300N. 
C. vĩ độ 600B và 600N. D. cực nam.
Ví dụ 2. Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ 
cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?
A. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ngày càng sâu.
B. Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.
C. Nguồn nguyên, nhiên liệu nhiều loại và phong phú.
D. Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất. 3.3. Các phương án lựa chọn phải đồng nhất theo nội 
dung, ý nghĩa
Ví dụ: Đất phù sa thích hợp với cây trồng nào sau đây?
A. Cây chè. B. Cây cà phê.
C. Cây cao su. D. Cây lúa.
Ba lựa chọn A, B, C là giống nhau và lựa chọn D khác với 
những phương án còn lại. 3.5. Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều 
lần trong câu hỏi 
Ví dụ: Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều 
nhất vào ngày nào sau đây?
A. Ngày 21 tháng 3. B. Ngày 22 tháng 6.
C. Ngày 23 tháng 9. D. Ngày 22 tháng 12.
Sửa lại thành:
Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất vào 
ngày 
A. 21 tháng 3. B. 22 tháng 6.
C. 23 tháng 9. D. 22 tháng 12. 4.1. Phương án nhiễu không nên “sai” một cách 
quá lộ liễu
Ví dụ: Hạ Long thuộc tỉnh nào sau đây?
A. An Giang. B. Hậu Giang.
C. Kiên Giang. D. Quảng Ninh. 4.3. Mỗi phương án nhiễu có thể được viết bằng 
một ngôn ngữ đơn giản
Ví dụ: Nhân tố được coi là tư liệu sản xuất không thể 
thay thế được của ngành nông nghiệp là tài nguyên
 A. đất. B. khí hậu. 
 C. nước. D. sinh vật. 5. Câu hỏi MCQ với các mức độ nhận thức
a) Nhận biết
Là nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây, có nghĩa là 
có thể nhận biết thông tin, tái hiện, ghi nhớ lại,... 
HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc 
dựa trên thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, sự vật 
hiện tượng.
Có thể cụ thể hoá các yêu cầu như sau :
+ Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, biểu tượng, sự vật, hiện 
tượng hay một thuật ngữ địa lí nào đó,..
+ Nhận dạng: hình thể, địa hình, vị trí,...
+ Liệt kê và xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã 
biết giữa các yếu tố, các hiện tượng.
Các động từ tương ứng với cấp độ biết có thể được xác định là: 
trình bày, nêu, liệt kê, xác định,... b) Thông hiểu
- Là khả năng hiểu được, giải thích và chứng minh được các sự 
 vật và hiện tượng địa lí. 
- Học sinh có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý 
 hiểu của mình, sử dụng được kiến thức và kĩ năng trong tình 
 huống quen thuộc.
 Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu :
- Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân về khái niệm, tính chất của sự 
 vật hiện tượng.
- Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, 
 hiện tượng.
- Lựa chọn, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết 
 một vấn đề nào đó.
- Sắp xếp lại các ý trả lời theo cấu trúc lôgic.
Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể được xác 
 định là: phân tích, giải thích, chứng minh, mô tả, phân biệt, ... c) Vận dụng thấp
- Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn
cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để
giải quyết vấn đề đặt ra;
Là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử
dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một
vấn đề nào đó.
Có thể cụ thể bằng các yêu cầu sau đây:
- So sánh các phương án giải quyết vấn đề;
- Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được;
- Giải quyết được những tình huống mới bằng việc vận dụng
các khái niệm, biểu tượng, đặc điểm đã biết,...
- Khái quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống quen thuộc,
tình huống đơn lẻ sang tình huống mới, tình huống phức tạp
hơn. d) Vận dụng cao
HS có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản, các kĩ năng,
kiến thức để giải quyết một vấn đề mới chưa được học hay
chưa trải nghiệm trước đây (sáng tạo).
Vận dụng vấn đề đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc
sống.
Các động từ thường sử dụng ở cấp độ này là: phân tích, tổng
hợp, đánh giá, nêu ý kiến cá nhân, so sánh, mối quan hệ....
- Các hoạt động tương ứng ở vận dụng sáng tạo là: phân biệt, so
sánh, chia nhỏ các thành phần, thiết kế, rút ra kết luận, tạo ra
sản phẩm mới. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ki_thuat_bien_soan_va_chuan_hoa_cau_hoi_trac_nghie.ppt