Bài giảng môn Đạo Đức Lớp 2 - Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại, đến nhà người khác - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Đạo Đức Lớp 2 - Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại, đến nhà người khác - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng môn Đạo Đức Lớp 2 - Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại, đến nhà người khác - Năm học 2019-2020
Thứ hai ngày 20 tháng 4 năm 2020 Đạo đức – Tuần 26 LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI, ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC I. Mục tiêu - Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng. - Biết xử lý một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại. - Biết được cách giao tiếp đơn giản, cư xử phù hợp khi đến nhà người khác. II. Hướng dẫn Hoạt động 1: Thế nào là lịch sự khi nhận và gọi điện thoại? - HS đọc đoạn hội thoại trong SGK/42. - Hỏi: + Khi điện thoại reo, bạn Vinh đã làm gì và nói gì? Khi điện thoại reo, bạn Vinh đã nhấc máy và trả lời lịch sự. + Bạn Nam hỏi thăm bạn Vinh qua điện thoại như thế nào? Bạn Nam hỏi thăm bạn Vinh rất lịch sự, rõ ràng, thể hiện sự quan tâm. + Em có thích cách nói chuyện của 2 bạn không? Vì sao? Em thích cách nói chuyện của 2 bạn vì dù là nói chuyện qua điện thoại các bạn vẫn thể hiện thái độ lịch sự, nhẹ nhàng, nói năng ngắn gọn. + Em học được điều gì qua cách nói chuyện của 2 bạn? Khi nói chuyện điện thoại em cần nói chuyện lịch sự, rõ ràng, nhẹ nhàng như 2 bạn. - Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn. - HS nhắc lại kết luận. *Bài tập 2/42: Em hãy sắp xếp thứ tự các câu sau thành đoạn đối thoại cho phù hợp bằng cách đánh số từ 1 đến 4. - A lô, tôi xin nghe. - Cháu cầm máy chờ một lát nhé! - Dạ, cháu cảm ơn bác. - Cháu chào bác ạ. Cháu là Mai. Cháu xin phép được nói chuyện với bạn Ngọc. - HS tự sắp xếp câu cho hợp lý. (1-3-4-2) - Hỏi: Bạn nhỏ trong cuộc hội thoại nói chuyện đã lịch sự chưa? HS trả lời. - Kết luận: Trong bất kì tình huống nào khi nhận và gọi điện thoại các em cũng phải cư xử một cách lịch sự, nói năng rõ ràng, rành mạch. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác. Hoạt động 3: Thế nào là lịch sự khi đến nhà người khác? - Yêu cầu HS nêu những việc nên làm và không nên làm khi đến nhà người khác. + Những việc nên làm: Hẹn hoặc gọi điện thoại trước khi đến chơi. Gõ cửa hoặc bấm chuông trước khi vào nhà. Lễ phép chào hỏi mọi người trong nhà. Nói năng rõ ràng, lễ phép. Xin phép chủ nhà khi muốn xem hoặc sử dụng các đồ vật trong nhà. + Những việc không nên làm: Tự mở cửa vào nhà. Ra về mà không chào. Cười nói, đùa nghịch gây mất trật tự. Tự ý lấy xem hoặc sử dụng các đồ vật trong nhà. Tự do chạy nhảy, đi lại khắp nơi trong nhà. Tự do hái hoa, quả trong vườn. Gọi ầm ĩ từ ngoài cổng. - Hỏi: Trong những việc nên làm, em đã thực hiện được những việc nào? Những việc nào còn chưa thực hiện được? Vì sao? HS suy nghĩ và trả lời. - Dặn dò HS ghi nhớ các việc nên làm và không nên làm khi đến nhà người khác để cư xử cho lịch sự. *Bài tập 5/ 47: - HS đọc yêu cầu và xử lý tình huống. + Em sang nhà bạn chơi và thấy trong tủ nhà bạn có nhiều đồ chơi đẹp mà em rất thích. Hỏi ý kiến ba mẹ hoặc bạn của em để mượn chơi một lát sẽ trả lại, không tự ý sử dụng khi chưa được phép. + Em đang chơi ở nhà bạn thì đến giờ có phim hoạt hình. Em thích xem nhưng khi đó nhà bạn lại không bật ti vi. Hỏi ba mẹ hoặc bạn của em xin phép được sử dụng ti vi một lúc để xem hoạt hình.
File đính kèm:
- bai_giang_mon_dao_duc_lop_2_lich_su_khi_nhan_va_goi_dien_tho.docx