Bài giảng Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Lớp bò sát. Tiết 2: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát

pdf 4 trang leduong 06/02/2025 270
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Lớp bò sát. Tiết 2: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Lớp bò sát. Tiết 2: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát

Bài giảng Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Lớp bò sát. Tiết 2: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát
 Tuần lễ từ 02/02 đến 05/02 
 CHỦ ĐỀ: LỚP BÒ SÁT 
 TIẾT 2: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT. 
 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 
 I. Đa dạng của bò sát 
 - Lớp bò sát rất đa dạng, số lượng loài lớn, được chia làm 4 bộ: 
 Bộ Đầu mỏ Bộ Có vảy Bộ Cá sấu Bộ Rùa 
 Hiện chỉ còn một Xương hàm ngắn, Xương hàm dài, Có mai và 
 loài sống trên vài răng nhỏ mọc trên nhiều răng lớn yếm, hàm 
 hòn đảo nhỏ ở hàm, trứng có nhọn sắc mọc không có 
 Đặc điểm Tân Tây Lan màng dai bao bọc, trong lỗ chân răng, răng 
 có vảy sừng trứng có vỏ đá vôi 
 bao bọc 
 Nhông Tân Tây Thằn lằn bóng Cá sấu Xiêm Rùa núi vàng 
 Đại diện 
 Lan đuôi dài, rắn ráo 
 - Chúng có lối sống và môi trường sống phong phú. 
 II. Các loài khủng long 
 1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long 
 - Bò sát cổ hình thành cách đây khoảng 280-230 triệu năm. 
 - Bò sát cổ là những loài to lớn, hình thù kỳ dị, sống ở nhiều môi trường khác nhau. 
 - Thời gian phồn thịnh nhất là thời đại Khủng long. 
 - Nguyên nhân phồn thịnh: do điều kiện sống thuận lợi, chưa có kẻ thù. 
 2. Sự diệt vong của khủng long 
 - Nguyên nhân của sự diệt vong: 
 + Do cạnh tranh về thức ăn, nơi ở với chim và thú 
 + Do ảnh hưởng của khí hậu và thiên tai 
 - Bò sát cơ thể nhỏ vẫn tồn tại đến nay vì: 
 + Cơ thể nhỏ dễ tìm nơi trú ẩn 
 + Yêu cầu về thức ăn ít 
 + Trứng nhỏ an toàn hơn. 
 III. Đặc điểm chung của bò sát 
 - Là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn. 
 - Da khô, vảy sừng khô. 
 - Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai. 
 - Chi yếu có vuốt sắc. 
 - Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong. 
 - Đẻ trứng, trứng có màng dai, giàu noãn hoàng. 
 1 
 CHỦ ĐỀ: LỚP CHIM 
 TIẾT 1: CHIM BỒ CÂU 
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 
I. Đời sống 
- Bồ câu nhà có tổ tiên là bồ câu núi 
- Đời sống: 
 + Sống và làm tổ trên cây, bay giỏi. 
 + Là động vật hằng nhiệt. 
- Sinh sản: 
 + Chim trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt của chim trống 
 lộn ra làm thành cơ quan giao phối tạm thời. 
 + Thụ tinh trong, đẻ trứng có vỏ đá bôi ( mỗi lần đẻ 2 trứng) 
 + Ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều. 
II. Cấu tạo ngoài và di chuyển 
1. Cấu tạo ngoài 
 . 
 Bảng 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài chim bồ câu 
 Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi 
 Thân: Hình thoi Giảm sức cản của không khí khi bay 
 Chi trước: cánh chim Quạt gió, cản không khí khi hạ cánh 
 Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau, có Giúp chim bám chặt vào cành cây và 
 vuốt khi hạ cánh 
 Lông ống: có các sợi lông làm thành Giúp cánh chim khi giang ra tạo nên 1 
 phiến mỏng diện tích rộng 
 Lông tơ: có các sợi lông mảnh làm Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ 
 thành chùm lông xốp 
 Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không răng Làm đầu chim nhẹ 
 Cổ: dài, khớp đầu với thân Phát huy tác dụng của giác quan, bắt 
 mồi, rỉa lông 
2. Di chuyển 
 3 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_sinh_hoc_lop_7_chu_de_lop_bo_sat_tiet_2_da_dang_va.pdf