Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Bài 47+48

pdf 6 trang leduong 10/03/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Bài 47+48", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Bài 47+48

Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Bài 47+48
 BÀI 47: QUẦN THỂ SINH VẬT 
I/ Khái niệm. 
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể sinh vật: Cùng loài; Cùng sinh sống trong khoảng 
không gian, thời gian nhất định; Có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới 
VD: xem SGK 
II/ Những đặc điểm cơ bản của quần thể. 
a. Tỉ lệ giới tính 
Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa cá thể đực / cá thể cái. Trung bình thường là 1 :1 
b. Thành phần nhóm tuổi: QTSV bao gồm đầy đủ 3 thành phần nhóm tuổi: 
- Nhóm tuổi trước sinh sản: làm tăng khối lượng và kích thước của quần thể. 
- Nhóm tuổi sinh sản: quyết định mức sinh sản của quần thể. 
- Nhóm tuổi sau sinh sản: không còn khả năng sinh sản, không ảnh hưởng tới quần thể. 
c. Mật độ quần thể: 
- Khái niệm: Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. 
- Ví dụ: 
+ Mật độ sâu rau: 2 con/1 m2 ruộng rau 
+ Mật độ tảo xoắn: 0,5gam/ 1m3 nước ao 
- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu 
kì sống của sinh vật. Mật độ quần thể tăng khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào; 
mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động bất thường của điều kiện sống như: lụt 
lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh 
III/ Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật 
- Các điều kiện sống của môi trường: khí hậu , thổ nhưỡng, nguồn thức ănthay đổi sẽ 
dẫn đến sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể. 
- Khi mật độ cá thể tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, 
nhiều cá thể sẽ bị chết. Khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng. 
 ---oo0oo-- 
 BÀI 48: QUẦN THỂ NGƯỜI 
1. Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác: 
QT người có những đặc điểm sinh học như những QTSV khác. QT người còn mang những 
đặc trưng về kinh tế - xã hội mà QTSV khác không có (văn hóa, giáo dục, pháp luật, kinh 
tế,) 
Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy. 
2. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người. 
 2.2. Các nhóm tuổi trên được biểu diễn trên biểu đồ tháp tuổi (tháp dân số) 
Phân biệt tháp dân số trẻ và tháp dân số già: 
 1 3.2. Vì sao cần phải phát triển dân số hợp lí: 
Phát triển dân số hợp lý: Không để dân số tăng nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn 
 thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác,  
 3.3. Mục tiêu pháp lệnh dân số ở Việt Nam: (Ý nghĩa của việc phát triển dân số 
 hợp lý): 
 - Đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. 
 - Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình 
 và hài hòa với sự phát triển của kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường của đất 
 nước: vận động mỗi gia đình chỉ có 1 – 2 con. 
 GHI CHÚ : 
 - HS chép nội dung bài 47 – 48 và đọc nội dung SGK 
 - Bài thực hành 45 – 46 : TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG 
 CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT 
 + HS kẻ bảng 45.2 : Các đặc điểm hình thái của lá cây vào giấy đôi 
 + Hoàn thành nội dung theo yêu cầu của bảng 45.2 
 ---oo0oo-- 
 Bài 49 : QUẦN XÃ SINH VẬT 
 I / Thế nào là quần xã sinh vật? 
 VD: Khu rừng mưa nhiệt đới 
 - Các quần thể sinh vật có trong rừng mưa nhiệt đới: 
 Quần thể động vật: . 
 Quần thể thực vật: 
 Quần thể nấm, vi khuẩn: 
 - Giữa các quần thể tồn tại mối quan hệ cùng loài (hỗ trợ, cạnh tranh) và quan 
 hệ khác loài (hỗ trợ, đối địch) 
 Tập hợp các quần thể trên gọi là quần xã 
 Quần xã là gì? 
 - Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống 
 trong một khoảng không gian xác dịnh, chúng có mối quan hệ gắn bó mật 
 thiết với nhau. 
 - Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định, các sinh vật trong quần xã thích 
 nghi với môi trường sống của chúng 
 3 BÀI 50: HỆ SINH THÁI 
I/ Thế nào là một hệ sinh thái: 
- Khái niệm: hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần 
xã( sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. 
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau: 
+ Các thành phần vô sinh như: đất đá, nước, thảm mục 
+ Sinh vật sản xuất là thực vật. 
+ Sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt 
+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. 
II/ Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. 
Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan 
hệ dinh dưỡng có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi thức ăn và lưới thức 
ăn. 
1. Chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều loài SV có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi 
loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh 
vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ. 
VD: Cây cỏ Sâu Gà Cáo 
2. Lưới thức ăn: gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. Một lưới thức 
ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu là: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ 
và sinh vật phân giải. 
3. Vận dụng: 
 Sâu Gà Cáo 
 Cây cỏ Bọ ngựa Rắn Vi sinh vật, nấm 
 Hươu Hổ 
 Mắt xích chung: (Nếu ngoại trừ cây cỏ là SV sản xuất và ngoại trừ vi sinh vật, 
nấm là SV phân giải) thì mắt xích chung là: bọ ngựa, gà, sâu, hổ, rắn. 
 Các thành phần hệ sinh thái: 
- Sinh vật sản xuất: cây cỏ 
- Sinh vật tiêu thụ: sâu, gà, cáo, bọ ngựa, rắn, hươu, hổ 
- Sinh vật phân giải: vi sinh vât, nấm 
 5 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_sinh_hoc_lop_9_bai_4748.pdf