Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Chủ đề: Sinh vật và môi trường
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Chủ đề: Sinh vật và môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Chủ đề: Sinh vật và môi trường

Trường THCS Lý Thường Kiệt Năm học 2020 - 2021 Chủ đề: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Bài 43 ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ SINH THÁI VÔ SINH LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật - Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật. - VD: Ở thực vật: + Cây sống vùng nhiệt đới: bề mặt lá có tầng cutin dày -> hạn chế sự thoát hơi nước. + Cây sống vùng ôn đới: lá rụng nhiều vào mùa đông -> giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. + Thực vật ở sa mạc: thân mọng nước, lá biến thành gai, ... -> dự trữ nước, giảm sự thoát hơi nước. Ở động vật: + Thú có lông sống ở vùng lạnh: lông dày và dài hơn -> giữ ấm. + Động vật sa mạc : Tắc kè, kỳ nhông da có vảy sừng -> chống mất nước. - Đa số các loài sống ở nhiệt độ từ 0 độ C đến 50 độ C - Sinh vật được chia thành 2 nhóm: + Sinh vật đẳng nhiệt (hằng nhiệt) + Sinh vật biến nhiệt II. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật - Sinh vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau. - Thực vật chia thành 2 nhóm: + Thực vật ưa ẩm. VD: Lúa + Thực vật chịu hạn. VD: Cây xương rồng - Động vật chia thành 2 nhóm: + Động vật ưa ẩm. VD: Giun đất + Động vật ưa khô. VD: Lạc đà .Vận dụng: 1. Những động vật nào sau đây thuộc nhóm biến nhiệt? A. Khỉ, chuột, cáo, đại bàng. C. Sóc, cú mèo, chim sẻ, thỏ. B. Sâu bọ, ếch nhái, cua, cá sấu. D. Cá voi, cá heo, chó, mèo. 2. Sinh vật nào sau đây có thân nhiệt ổn định? A. Động vật không xương sống. C. Động vật thuộc lớp thú. B. Động vật có xương sống.. D. Nấm. 3. Tại sao nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường? A. Vì nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ của môi trường. B. Vì nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng điều hòa thân nhiệt theo cơ chế phản xạ làm thân nhiệt ổn định. C. Vì nhóm sinh vật hằng nhiệt có lớp mỡ dưới da dày. D. Cả A, B, C. 4. Ở thực vật, do thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài thuộc nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là: A. Phiến lá mỏng, màu xanh đậm. C. Phiến lá dày, màu xanh nhạt. B. Phiến lá mỏng, màu xanh nhạt. D. Phiến lá dày, màu xanh đậm. 5. Cho các động vật sau: Giun đất, rắn, rùa, gián, sâu rau, ốc sên, chim, cá sấu. Hãy sắp xếp các động vật trên thành 2 nhóm: Động vật ưa ẩm và động vật ưa khô. 6. Dưới đây là sơ đồ hình thái của cây ở các môi trường có độ chiếu sáng khác nhau. Hãy cho biết: a. Mỗi dạng cây có thể mọc ở vị trí tương ứng nào trong môi trường sinh thái? b. Tại sao có sự khác nhau về hình thái như vậy? Hình A Hình B Hình C Sinh học 9 1 Trường THCS Lý Thường Kiệt Năm học 2020 - 2021 C. Các sinh vật cùng loài chỉ có quan hệ hỗ trợ, không có quan cạnh tranh. . D. Động vật sống thành từng đàn giúp chúng tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù sớm hơn và tự vệ tốt hơn. . E. Quan hệ kí sinh là quan hệ chỉ có 1 bên có lợi, còn bên kia có hại. . 2. Trâu tiêu hóa được cỏ là nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Chim sáo tìm thức ăn là các con rận sống trên da trâu, khi phát hiện có thú dữ chim bay lên báo động cho trâu. Em hãy xác định các mối quan hệ giữa: A. Trâu và cỏ: ............................................................................................................................................. B. Trâu và vi sinh vật: ................................................................................................................................. C. Trâu và rận: ............................................................................................................................................ D. Trâu và chim sáo: .................................................................................................................................. E. Chim sáo và rận: ..................................................................................................................................... 3. Em hãy xác định tên các mối quan hệ sau: a.Con đỉa sống trong ao, mương nước ngọt thường hay bám vào loài trâu để hút máu (quan hệ giữa đỉa và trâu).. b. Trong trồng lúa người ta thường nhổ bỏ cỏ. Vì nếu không nhổ bỏ cỏ thì năng suất lúa giảm (quan hệ giữa lúa và cỏ) c. Thả kiến đỏ trên cây bông để bắt sâu bọ (mối quan hệ giữa kiến đỏ và sâu bọ) d. Người ta thường nuôi ong mật trong các vườn nhãn để tăng hiệu quả thụ phấn cho nhãn, đồng thời cung cấp cho ong lượng mật hoa chất lượng cao (quan hệ giữa Ong và Nhãn). e. Phong lan sống trên thân cây khác. f. Đĩa hút máu trâu bò. g. Trên cánh đồng lúa, người ta thường nhổ bỏ cỏ (quan hệ giữa lúa và cỏ). 4. Cho các hiện tượng sau, mỗi hiện tượng trên thuộc quan hệ sinh thái nào? 4.1. Vi khuẩn nốt sần và cây họ đậu. 4.2. Một loài cây mọc thành đám, rễ liền nhau. 4.3. Vi khuẩn phân hủy xenlulôzơ sống trong ruột già của người. 4.4. Bọ chét, ve sống trên lưng trâu bò. 4.5. Dây tơ hồng trên cây thân gỗ. 4.6. Cá mập con ăn trứng chưa kịp nở của cá mẹ. 4.7. Tranh giành ánh sáng giữa các cây tràm trong rừng tràm. 4.8. Kền kền ăn thịt thừa của thú. 4.9. Chim cú mèo ăn rắn. 4.10. Nhạn biển và cò làm tổ sống chung. 4.11. Những con gấu tranh giành ăn thịt 1 con thú. 4.12. Những con sói cùng nhau hạ được 1 con bò rừng. 4.13. Nhờ chứa tuyến hôi, bọ xít không bị chim dùng làm thức ăn. 4.14. Một số cây, khi phát triển bộ rễ tiết các hợp chất kìm hãm các cây xung quanh phát triển. Trả lời: a. Quan hệ hỗ trợ cùng loài: .. b. Quan hệ đấu tranh cùng loài: . c. Quan hệ vật ăn thịt con mồi: . d. Quan hệ cộng sinh: e. Quan hệ hội sinh: ... f. Quan hệ kí sinh: ..... g. Quan hệ hội sinh: ... Sinh học 9 3
File đính kèm:
bai_giang_sinh_hoc_lop_9_chu_de_sinh_vat_va_moi_truong.docx