Bải giảng Sinh học Lớp 9 - Chương IV: Bảo vệ môi trường. Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

pdf 4 trang leduong 16/03/2025 170
Bạn đang xem tài liệu "Bải giảng Sinh học Lớp 9 - Chương IV: Bảo vệ môi trường. Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bải giảng Sinh học Lớp 9 - Chương IV: Bảo vệ môi trường. Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Bải giảng Sinh học Lớp 9 - Chương IV: Bảo vệ môi trường. Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
 CHƢƠNG IV: BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 
BÀI 58: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 
I. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu: 
+ Tài nguyên tái sinh: : Là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển 
phục hồi. 
VD: Rừng, đất, nước,... 
+ Tài nguyên không tái sinh: Là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. 
VD: Than đá, quặng, dầu mỏ,... 
+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Là dạng tài nguyên sạch không gây ô nhiễm môi 
trường đang được sử dụng ngày một nhiều. 
VD: năng lượng gió, bức xạ mặt trời, năng lượng suối nước nóng,... 
II. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên 
1. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất 
- Làm cho đất không bị thoái hóa. 
- Thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất. Vì vậy cần trồng cây, bảo vệ 
rừng và trồng rừng. 
2. Sử dụng hợp lý tài nguyên nƣớc 
- Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật trên Trái Đất. 
- Nước đang bị ô nhiễm và đang có nguy cơ bị cạn kiệt. 
 Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước là không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước. 
3. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng 
+ Rừng có vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, nước và các tài nguyên 
sinh vật khác. 
 Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là phải kết hợp giữa khai thác có mức độ tài nguyên với 
bảo vệ và trồng rừng. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,. BÀI 60: BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI 
 I. Sự đa dạng của các hệ sinh thái: 
 Có 3 hệ sinh thái chủ yếu: 
+ Hệ sinh thái trên cạn: rừng, thảo nguyên, savan... 
+ Hệ sinh thái nước mặn: rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng biển khơi... 
+ Hệ sinh thái nước ngọt: ao, hồ, sông, suối.... 
II. Bảo vệ hệ sinh thái rừng 
- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng hợp lí để hạn chế mức độ khai 
thác, không khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. 
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ 
nguồn gen. 
- Trồng rừng góp phần khôi phục các hệ sinh thái bị thoái hoá, chống xói mòn đất, tăng 
nguồn nước... 
- Phòng cháy rừng  bảo vệ rừng. 
- Vận động định canh, định cư để bảo vệ rừng đầu nguồn. 
- Phát triển dân số hợp lí, giảm áp lực sử dụng tài nguyên rừng. 
- Tuyên truyền bảo vệ rừng, toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng. 
 III. Bảo vệ hệ sinh thái biển 
- Bảo vệ bãi cát biển (nơi rùa đẻ trứng) và vận động người dân không đánh bắt rùa biển. 
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt phá. 
- Xử lí nước thải trước khi đổ ra sông, biển. 
- Làm sạch bãi biển và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. 
 IV. Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp 
+ Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu. 
+ Cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_sinh_hoc_lop_9_chuong_iv_bao_ve_moi_truong_bai_58.pdf