Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Chương 2: Nhiệt học. Chủ đề 17: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

doc 6 trang leduong 26/01/2025 290
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Chương 2: Nhiệt học. Chủ đề 17: Sự nở vì nhiệt của chất rắn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Chương 2: Nhiệt học. Chủ đề 17: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Bài giảng Vật lí Lớp 6 - Chương 2: Nhiệt học. Chủ đề 17: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
 Tuần 22, 23 
Tiết 22, 23 
 Chương 2: NHIỆT HỌC
 Chủ đề 17: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN (2t)
 I/ Sự nở vì nhiệt của chất rắn:
 1. Thí nghiệm: 
- HĐ1 trang 95/STL: Khi quả cầu nóng lên, quả cầu nở ra (kích thước quả cầu 
tăng).
- HĐ2 trang 96/STL: Khi quả cầu lạnh đi, quả cầu co lại (kích thước quả cầu 
giảm).
 2. Kết luận: 
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 II /Đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất rắn:
 1. Sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau:
 HĐ5 trang 96/STL:
 Trong bảng số liệu: Nhôm nở nhiều nhất, rồi đến đồng, sắt, thủy tinh.
 Kết luận
 Thông thường các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
 2. Tác động của vật rắn khi sự co dãn vì nhiệt bị cản trở:
 - HĐ6 trang 96/STL: Khi thanh thép nở ra vì nhiệt và bị viên đá cản trở, 
nó tác dụng một lực rất lớn lên viên đá.
 - HĐ7 trang 97/STL: khi thanh thép co lại vì nhiệt và bị viên đá cản trở, 
nó cũng tác dụng một lực rất lớn lên viên đá.
 Kết luận
 Khi sự co dãn vì nhiệt của vật rắn bị ngăn cản, nó có thể gây ra những lực 
rất lớn.
 III. Băng kép:
 1. Cấu tạo:
 Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau (đồng và thép), được tán chặt 
vào nhau dọc theo chiều dài của thanh, tạo thành một băng kép.
 2. Sự phụ thuộc hình dạng của băng kép vào nhiệt độ: Tuần 24
Tiết 24 
 Chủ đề 18: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG 
 I. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng:
 1. Thí nghiệm: 
 - HĐ1 trang 102/STL: Khi nước trong bình nóng lên. Thể tích nước tăng.
 - HĐ2 trang 102/STL: Khi nước trong bình lạnh đi. Thể tích nước giảm.
 2. Kết luận: 
 Thông thường, chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 II. Đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất lỏng:
 1. Sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau:
 HĐ3 trang 103/STL: Rượu nở vì nhiệt nhiều hơn nước
 Kết luận
 Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
 2. Tác động của chất lỏng khi sự co dãn vì nhiệt bị cản trở:
 HĐ4 trang 103/STL: Khi đốt nóng bình, nước trong bình sẽ nở ra, sự nở 
này bị chiếc cao su ở miệng bình cản trở. Khi này nước sẽ tác dụng lên nút một 
lực khá lớn và đẩy nút bắn ra khỏi miệng bình.
 Kết luận
 Khi sự co dãn vì nhiệt của chất lỏng bị ngăn cản, nó có thể gây ra những lực rất 
lớn.
 III. Bài tập
 1. Thể tích của một khối chất lỏng thay đổi như thế nào khi nhiệt độ chất 
 lỏng tăng lên (hay giảm đi)?
 2.Khi nhiệt độ tăng như nhau, các chất lỏng khác nhau nhưng cùng thể tích 
 ban đầu có nở ra như nhau hay không? Vì sao?
 3.Khi đun nóng một khối chất lỏng, đại lượng nào sau đây của khối chất 
 lỏng không thay đổi (thể tích, khối lượng, trọng lượng, khối lượng riêng, 
 trọng lượng riêng)
 4.Giải thích tại sao khi đựng chất lỏng trong chai, người ta không đổ chất 
 lỏng đầy chai?
 5.Tại sao khi đun nước trong một chiếc ấm, ta không nên đổ nước thất đầy 
 ấm? Tuần 25
Tiết 25 
 Chủ đề 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
 I. Sự nở vì nhiệt của chất khí:
 1. Thí nghiệm: 
 - HĐ1 trang 105/STL: Khi không khí trong bình nóng lên, thể tích không 
khí tăng.
 - HĐ2 trang 105/STL: Khi không khí trong bình lạnh, thể tích không khí 
giảm.
 2. Kết luận: 
 Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 II. Đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất khí:
 Kết luận
 - Các chất khí khác nhau, nở vì nhiệt giống nhau. 
 - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn 
chất rắn.
 III. Tác động của chất khí khi sự co dãn vì nhiệt bị cản trở:
 HĐ4 trang 106/ STL: Khi không khí trong bong bóng nở ra vì nhiệt và bị 
vỏ bóng cản trở, khi này không khí tác dụng một lực rất lớn lên vỏ bóng làm cho 
bong bóng bị vỡ.
 Kết luận
 - Khi sự co dãn vì nhiệt của chất khí bị ngăn cản, nó có thể gây ra những 
lực rất lớn.
 I. Vận dụng
 HĐ5, HĐ6 trang 106/STL
 IV. Bài tập
 1. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các 
chất rắn, chất lỏng, chất khí?
 2. Thể tích của một khối chất khí thay đổi như thế nào khi nhiệt độ chất 
khí tăng lên (hay giảm đi)?
 3. Khi nhiệt độ tăng như nhau, các chất khí khác nhau nhưng cùng thể tích 
ban đầu có nở ra như nhau hay không? Vì sao?
 4. Hãy so sánh độ tăng thể tích của 100 cm 3 các chất sau đây khi nhiệt độ 
của chúng tăng từ 100C đến 500C : không khí, nước, sắt ?
 5. Sắp xếp sự nở vì nhiệt theo thứ tự giảm dần của các chất sau đây: 

File đính kèm:

  • docbai_giang_vat_li_lop_6_chuong_2_nhiet_hoc_chu_de_17_su_no_vi.doc