Bài tập Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 14: Công ước Liên hợp Quốc về quyền trẻ em (2 tiết)
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 14: Công ước Liên hợp Quốc về quyền trẻ em (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 14: Công ước Liên hợp Quốc về quyền trẻ em (2 tiết)

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 Tuần 3+ 4 BÀI 14: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM ( 2 tiết) Bài tập a/SGK trang 31 Đánh dấu X vào ô trống tương ứng với việc làm thực hiện quyền trẻ em, đánh dấu (-) tương ứng với việc làm vi phạm quyền trẻ em. - Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn. X - Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy. - - Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái. - - Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ. X - Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức. - - Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ. X - Đánh đập trẻ em. - - Tổ chức trại hè cho trẻ em. X - Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút. - Bài tập b/SGK trang 32 Ba biểu hiện vi phạm quyền trẻ em: - Bắt cóc trẻ em để buôn bán trẻ em. - Khi bố mẹ li hôn, mỗi người có gia đình riêng hoặc mồ côi bố mẹ, trẻ em bị hành hạ, đánh đập, chửi bới, không được đi học - Đánh đập trẻ em dã man và tàn bạo. Theo em, để hạn chế những hành vi vi phạm về quyền trẻ em, bản thân gia đình cùng như xã hội phải cùng nhau chung tay góp sức lại với nhau. - Về phía gia đình, bố mẹ nên sống hòa thuận, yêu thương đùm bọc các con, chăm sóc chu đáo cho các con. - Về phía xã hội phải có những việc làm lên án những việc làm vi phạm quyền trẻ em, đưa ra các hình thức xử phạt nặng đối với hành vi xâm phạm đến trẻ em, nhằm che chở và bao bọc cho trẻ em, để trẻ em được vui chơi và phát triển. Bài tập c/SGK trang 32 Mỗi nhóm quyền cần thiết đối với cuộc sống của mỗi trẻ em: Mỗi nhóm quyền rất cần thiết cho cuộc sống của trẻ. - Nhóm quyền sống còn những quyền được sống, sinh ra được làm người, được nuôi dư ng, được chăm sóc. - Nhóm quyền o v : trẻ phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức đối xử, bóc lột, xâm hại, bị bỏ rơi. - Nhóm quyền phát triển: quyền được học tập, vui chơi... phát triển toàn diện. - Nhóm quyền tham gia có quyền nói lên ý kiến của mình bày tỏ nguyện vọng của mình, được người lớn tôn trọng. Bài tập d/SGK trang 32 Tuần 5 + 6 BÀI 14: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ( 2 tiết) Bài tập 1/SGK trang 38 a/ Nhận xét hành vi: - Chăn, dắt, thả trâu bò trên đường sắt vi phạm quy định về an toàn đường sắt. - Đi xe đạp dàn hàng ngang (hàng ba) vi phạm luật giao thông. b/ Trong các iển áo: - Biển báo cho phép người đi bộ được đi 305, 423b. - Biển báo cho phép người đi xe đạp được đi 304. Bài tập c/SGK trang 38 Tìm hiểu những quy định về vượt nhau và tránh nhau trên đường? * Vượt nhau: - Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn. - Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải. - Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt. - Khi vượt, các xe ph i vượt về ên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt ên ph i: Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái. Khi xe điện đang chạy giữa đường. Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được. - Cấm vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây: Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 điều này. Trên cầu hẹp có một làn xe. Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dô"c và các vị trí khác có tầm nhìn hạn chế. Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt. Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt. Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. * Tránh nhau: Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình. Bài tập d/SGK trang 38 Nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở và nêu những việc mà em có thể làm để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông: - ọc sinh liên hệ thực tế tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở, mọi người có chấp hành đúng luật lệ giao thông không? Nơi giao nhau, đường bộ đường sắt người đi đường đã tuân thủ đúng luật lệ giao thông chưa?... - Từ đó, em hãy viết ra những việc em có thể làm để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông, như Tham gia chấp hành luật lệ giao thông đúng quy định, không đi hàng ba, hàng bốn trên đường, khi có đèn đỏ phải dừng lại, tuyên truyền đến bạn bè, hàng xóm thực hiện tốt an toàn khi tham gia giao thông.
File đính kèm:
bai_tap_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_14_cong_uoc_lien_hop_quo.pdf