Bài Tập làm văn (Tuần 24) - Bài: Đáp lời phủ định

docx 4 trang leduong 09/06/2024 520
Bạn đang xem tài liệu "Bài Tập làm văn (Tuần 24) - Bài: Đáp lời phủ định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài Tập làm văn (Tuần 24) - Bài: Đáp lời phủ định

Bài Tập làm văn (Tuần 24) - Bài: Đáp lời phủ định
 Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2021.
 Tập làm văn – Tuần 24
 Đáp lời phủ định.
 Nghe- Trả lời câu hỏi.
I. MỤC TIÊU:
 1. Kỹ năng: 
 - Biết đáp lại lời phủ định trong các tình huống giao tiếp đơn giản.
 - Nghe truyện ngắn: “ Vì sao?” và trả lời các câu hỏi về nội dung truyện.
 2. Kiến thức:
 - Đáp lời phủ định trong các tình huống giao tiếp cụ thể.
 - Biết ghi nhớ và có thể kể lại câu chuyện theo lời của mình.
 3. Thái độ:
 - HS có thái độ đúng mực khi đáp lời phủ định.
II. HƯỚNG DẪN:
 Bài 1: Nói lời đáp của em (HS làm vào vở BTTV2, tập 2,trang 25)
 - HS đọc yêu cầu bài.
 - PH và HS làm mẩu tình huống a:
 + HS: Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ?
 + PH: Rất tiếc, cô không biết, vì cô không phải người ở đây.
 + HS:........................................................................................
 - Lời nói của cô mà bạn nhỏ hỏi thăm là một lời phủ định. (PH giải 
 thích cho HS hiểu: Lời phủ định là lời nói có ý xác định một điều gì 
 đó không có, không hợp lí hoặc không đồng ý một điều gì đó).
 - Vậy khi nghe thấy cô ấy phủ định điều mình hỏi, bạn trai đáp lại lời 
 cô ấy thế nào? 
 - HS suy nghĩ cách đáp. PH gợi ý (nếu HS lúng túng) hoặc bổ sung, 
 nhận xét.
 Tùy theo mỗi tình huống, em đáp lại lời phủ định với thái độ lịch 
 sự, nhã nhặn và lễ phép với người lớn.
 - PH hỗ trợ HS đóng vai thể hiện các tình huống còn lại (b, c, d).
 - Động viên, khuyến khích HS tích cực nói bằng nhiều lời đáp khác 
 nhau.
 - PH nhận xét, tuyên dương khi HS có lời đáp tốt.
 - HS thực hành viết vào vở BTTV 2, tập 2, trang 25.
 *Kết luận: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sẽ thường xuyên 
 được nghe lời phủ định của người khác. Khi đáp lại lời phủ định em 
 cần đáp nhẹ nhàng, tế nhị với thái độ lịch sự, nhã nhặn và lễ phép. *Kết luận: Qua mẩu chuyện này chúng ta có thêm vốn hiểu biết về 
 muông thú( phân biệt ngựa và bò, ngựa không có sừng)
 a) Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy thế nào?
 ...........................................................................
 b) Cô bé hỏi cậu anh họ điều gì?
 ...........................................................................
 c) Cậu bé giải thích vì sao bò không có sừng?
 ...........................................................................
 d) Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì?
 ...........................................................................
III. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP :
 Bài 1 (HS làm vở BTTV)
 a) - Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ?
 - Rất tiếc, cô không biết, vì cô không phải người ở đây.
 - Không sao ạ. Cháu chào cô./ Xin lỗi cô, cháu tưởng cô là người 
 ở đây./...
 b) - Bố ơi, bố có mua được sách cho con không?
 - Bố chưa mua được đâu.
 - Dạ, vậy con sẽ xem chung sách với bạn Hải ạ./ Thế ạ, vậy lúc 
 nào rãnh bố mua cho con, bố nhé!/...
 c) - Mẹ có đỡ mệt không ạ?
 - Mẹ chưa đỡ mấy.
 - Vậy mẹ nằm nghỉ thêm cho khỏe mẹ nhé!/ Hay là con với bố 
 đưa mẹ đi khám bệnh nhé!/...
 Bài 2:(HS làm miệng)
 a) Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy thế nào?
 Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy mọi thứ đều lạ.
 b) Cô bé hỏi cậu anh họ điều gì?
 Cô bé hỏi cậu anh họ: “ Sao con bò này không có sừng, hả anh?”
 c) Cậu bé giải thích vì sao bò không có sừng?
 Cậu bé giải thích bò không có sừng vì có con bị gãy sừng. Có con 
 còn non, chưa có sừng.Riêng con này không có sừng vì nó là con 
 ngựa.
 d) Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì?
 Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con ngựa.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_lam_van_tuan_24_bai_dap_loi_phu_dinh.docx