Bài tập Tập đọc - Bài: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Tập đọc - Bài: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Tập đọc - Bài: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2020 Tập đọc Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa -Học sinh đọc toàn bài -Học sinh đọc thầm đoạn 1 (từ Trần Đại Nghĩa đến chế tạo vũ khí.) và trả lời câu hỏi: +Nêu tiểu sử cả anh hùng Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước. Trả lời: Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí. -Học sinh đọc thầm đoạn 2, 3 (từ năm 1946 đến kĩ thuật nước nhà.) và trả lời các câu hỏi sau: +Câu 1: Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì? Trả lời: Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước. +Câu 2: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì to lớn cho kháng chiến? Trả lời: Trên cương vị Cục trưởng Cục quân giới, ông đã cùng anh em nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc. +Câu 3: Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trả lời: Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban khoa học và kĩ thuật nhà nước. -Học sinh đọc đoạn 4 (từ Những cống hiếnđến huân chương cao quý.) và trả lời các câu hỏi sau: +Câu 4: Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông như thế nào? Trả lời: Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1953, ông được tuyên dương anh hùng lao động. Ông còn được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý. +Câu 5: Theo em nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy? Trả lời: Ông có được những cống hiến lớn như vậy là nhờ ông có lòng yêu nước, tận tụy hết lòng vì nước, ham nghiên cứu học hỏi. -Các em đọc thầm lại cả bài và trả lời câu hỏi: +Tìm ý chính của bài? Trả lời: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của đất nước. BÀI TẬP 1. Rút gọn các phân số: 4 12 = ... =.. 6 8 15 11 = ... = 25 22 36 75 = ... = 10 36 2. Khoanh vào phân số tối giản trong các phân số sau: 1 4 8 30 72 ; ; ; ; . 3 7 12 36 73 Thứ bảy ngày 21 tháng 3 năm 2020 Toán Luyện tập 1. Rút gọn các phân số: 14 = 28 25 = 50 48 = 30 81 = . 54 2. Tính (theo mẫu): 2 x 3 x 5 a) = 3 x 5 x 7 8 x 7 x 5 b) = 11 x 8 x 7 2x 3 x 5 2 Mẫu: = 3 x 5 x 7 7 Lưu ý: Bài 2 trang 114 SGK học sinh làm vào sách, không viết vào vở. Luyện từ và câu Câu kể Ai thế nào? I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh biết câu kể Ai thế nào? có 2 bộ phận chính là chủ ngữ và vị ngữ. Biết xác định chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu kể Ai thế nào? Biết vận dụng mẫu câu này để miêu tả các sự vật. II.Hướng dẫn tự học: Bước 1: Em nhớ lại kiến thức cũ đã học, khoanh vào chữ cái trước các câu kể Ai thế nào? a.Em đi học. c. Hoa huệ trắng tinh. b.Em chăm học. d. Chiếc cầu đã gãy. Bước 2: Em gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai( con gì, cái gì) ? Trong các câu kể Ai thế nào vừa xác định. Ở lớp 4, chúng ta gọi tên các bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ( con gì, cái gì)? là Chủ ngữ. Bước 3: Em gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào? Ở lớp 4, chúng ta gọi tên các bộ phận trả lời cho câu hỏi Thế nào ? là Vị ngữ. -> ( Vị ngữ miêu tả đặc điểm, trạng thái, tính chất của sự vật được giới thiệu ở chủ ngữ). Kết luận: Câu kể Ai thế nào ? có 2 bộ phận chính là chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)? Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào? III.Luyện tập: Em viết vào vở và gạch 1 gạch dưới chủ ngữ; 2 gạch dưới vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào sau đây: a. Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. b. Căn nhà trống vắng. Em chỉ ghi môn c. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. học, tựa bài và phần này d. Anh Đức lầm lì, ít nói. vào vở! đ. Còn anh Tịnh thì đỉnh đạc, chu đáo. Chủ nhật ngày 22 tháng 3 năm 2020 Toán Quy đồng mẫu số các phân số Quy đồng mẫu số các phân số là làm cho mẫu số của các phân số đó bằng nhau mà mỗi phân số mới vẫn bằng phân số cũ tương ứng. 1 2 Ví dụ: Quy đồng mẫu số của hai phân số: và MSC: 15 (Vì 15 chia hết 3 5 cho cả 3 và 5) Dựa vào tính chất cơ bản của phân số, ta có: 1 1 x 5 5 2 2 x 3 6 = = ; = = 3 3 x 5 15 5 5 x 3 15 1 2 5 6 Vậy quy đồng mẫu số của hai phân số và ta được hai phân số và 3 5 15 15 Ghi nhớ: Khi quy đồng mẫu số hai phân số ta có thể làm như sau: • Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai. • Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất. BÀI TẬP 1 Quy đồng mẫu số của các phân số: 5 1 3 3 a) và b) và 6 4 5 7 9 8 c) và 8 9 5 1 Mẫu: a) và MSC: 24 6 4 5 5 x 4 20 1 1 x 6 6 = = ; = = 6 6 x 4 24 4 4 x 6 24 5 1 20 Vậy quy đồng mẫu số của hai phân số và được hai phân số 6 4 24 6 và . 24 Lịch sử Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước. 1.Đôi nét về nhà Hậu Lê: • Tháng 4 – 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt. Nhà Hậu Lê trải qua ,một số đời vua. Nước Đại Việt ở thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). 2.Tổ chức quản lí bộ máy nhà nước thời Hậu Lê. Em đọc đoạn từ “ Năm 1428, .các bộ và các viện” (trang 47/SGK) ❖ Câu hỏi : Tại sao nói vua có uy quyền tuyệt đối ? Trả lời : Nói vua có uy quyền tuyệt đối vì mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua. Vua trực tiếp tổng chỉ huy quân đội, có quyền bãi bỏ các quan, thần trong triều đình. Giúp việc cho vua có các bộ và các viện. Em đọc đoạn từ “ Vua Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ .quyền lợi của phụ nữ” (trang 47,48/SGK) ❖ Câu hỏi : Nhà Hậu Lê, đặc biệt là đời vua Lê Thánh Tông đã làm gì để quản lí đất nước ? Trả Lời : Nhà Hậu Lê, đặc biệt là đời vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ và soạn bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội . Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ và nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức. Ghi nhớ: Thời Hậu Lê, việc tổ chức quản lí đất nước rất chặt chẽ. Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ và soạn Bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội. Nội dung cơ bản Bộ luật Hồng Đức -Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ. -Bảo vệ chủ quyền quốc gia. -Khuyến khích phát triển kinh tế. -Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. -Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2020 Tập làm văn Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối 1. Em mở sách Tiếng việt trang 30, đọc bài “Bãi ngô” rồi xác định bài văn vừa đọc có mấy đoạn và tìm nội dung của từng đoạn văn, Trả lời: Bài văn có 3 đoạn. Đoạn 1: 3 dòng đầu (Bãi ngô nõn nà) - Nội dung đoạn 1: Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà. Đoạn 2: 4 dòng tiếp theo (Trên ngọn óng ánh) - Nội dung đoạn 2: tả hoa vá búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái. Đoạn 3: Còn lại - Nội dung: tả hoa và lá ngô, giai đoạn lá ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch. 2. Em mở sách trang 23, đọc lại bài “Cây mai tứ quý”, xác định bài văn vừa đọc có mấy đoạn và tìm nội dung từng đoạn. Trả lời: Bài văn cũng có 3 đoạn. Đoạn 1: 4 dòng đầu (Cây mai chắc) – Nội dung: Giới thiệu bao quát về cây mai (chiều cao, dáng, thân, tán, gốc, cành, nhánh). Đoạn 2: 4 dòng tiếp theo (Mai tứ quý chắc bền) – Nội dung: đi sâu tả cánh hoa, trái cây. Đoạn 3: còn lại – Nội dung: Nêu cảm nghĩ của người miêu tả. Qua 2 bài tập em vừa thực hiện em hãy so sánh trình tự miêu tả trong bài “Cây mai tứ quý” có điểm gì khác bài “Bãi ngô”. Trả lời: Bài “Cây mai tứ quý” tả từng bộ phận của cây còn bài “Bãi ngô” tả từng thời kỳ phát triển của cây. * Dựa vào những gì chúng ta vừa tìm hiểu ở trên ta thấy cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối gồm có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Phần mở bài: tả hoặc giới thiệu bao quát về cây. II. Thân bài: tả các đặc điểm nổi bật của cây theo những giai đoạn phát triển của cây (cây còn non cây trưởng thành ra hoa kết trái thu hoạch). III. Kết bài: Nêu ấn tượng của em về cây, tình cảm của em với cây. * Dàn ý mẫu tả cây cam: I. Mở bài: Giới thiệu chung về cây cam. Giống cam gì? (Cam sành). Cây do ai trồng? Cây được trồng ở đâu? Cây trồng được bao lâu? II. Thân bài: - Tả bao quát (chiều cao, độ rộng của tán cây) - Tả từng bộ phận: gốc cây thế nào? Thân cây/ Lá cây/ Quả của cây/ Rễ cây thế nào?... III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cây và suy nghĩ về ích lợi, ý thức bảo vệ, giữ gìn cây. Chúc các em học tốt bài hôm nay nhé./. Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? I.Mục tiêu bài học: Học sinh biết cấu tạo và ý nghĩa của vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? Vận dụng tìm vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? Viết câu kể Ai thế nào với vị ngữ thích hợp. II.Hướng dẫn tự học: Bước 1: Ôn lại kiến thức cũ - Em gạch dưới vị ngữ trong các câu sau: a. Mẹ em đang buồn. ( Vị ngữ là động từ ) b. Bạn Nam chăm chỉ ôn bài. ( Vị ngữ là cụm tính từ ) c. Con Vàng nhà em rất trung thành. ( Vị ngữ là tính từ ) d. Cây bàng xum xuê, tỏa bóng mát cả một góc sân trường. ( Vị ngữ là tính từ, cụm động từ ). Bước 2: Nhận xét - Vị ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì? ( Miêu tả các đặc điểm, tính chất, trạng thái ,.. của con người hoăc sự vật được nói đến ở chủ ngữ.) -Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành?( Vị ngữ do tính từ, động từ hoăc cụm tính từ; cụm động từ tạo thành). Lưu ý: Nếu vị ngữ là động từ thì là động từ chỉ trạng thái Bước 3: Rút ra ghi nhớ 1. Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở chủ ngữ. 2. Vị ngữ thường do tính từ, động từ ( hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành. III.Luyện tập: ( Em ghi vào vở và làm bài ) Gạch dưới vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào? sau đây: (Mẫu) a. Cánh đại bàng rất khỏe. b. Mỏ đại bàng dài và rất cứng. c. Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. d. Đại bàng rất ít bay. IV.Củng cố kiến thức: Em kiểm tra lại bài, em học thuộc ghi nhớ. Vận dụng viết câu kể Ai thế nào? để miêu tả các bộ phận của cây hoa, cây bóng mát, cây ăn quả mà em yêu thích nhất. Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2020 Toán
File đính kèm:
- bai_tap_tap_doc_bai_anh_hung_lao_dong_tran_dai_nghia.docx