Bài tập Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 22
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 22
Tuần 22 Tập đọc Nhà bác học và bà cụ 1. Ê-đi-xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp. 2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói: - Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê-đi-xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn hơn cho già không? - Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ? - Đi xe ấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm. 3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê-đi-xơn. Ông reo lên: - Cụ ơi! Tôi là Ê-đi-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy. Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê-đi-xơn bảo: - Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên. - Thế nào già cũng đến... Nhưng ông phải làm nhanh lên nhé, kẻo tuổi già chẳng còn được bao lâu đâu. 4. Từ lần gặp bà cụ, Ê-đi-xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo: - Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé! Bà cụ cười móm mém: - Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi! Theo TRUYỆN ĐỌC 3, 1995 Yêu cầu : Học sinh đọc đoạn 1 , đoạn 2 và trả lời các câu hỏi sau đây: 1/ Câu chuyện giữa Ê – đi – xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ? ( Gợi ý : Xảy ra vào lúc Ê – đi – xơn vừa chế ra đèn điện . Mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem .) 2/ Bà cụ mong muốn điều gì ? ( Gợi ý : Bà mong Ê – đi – xơn làm được một thứ xe , không cần ngựa kéo mà lại rất êm . Tuần 22 Chính tả Ê – đi – xơn 1/ Nghe - viết: Ê-đi-xơn Ê-đi-xơn là một nhà bác học vĩ đại. Bằng lao động cần cù và óc sáng tạo kì diệu, ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế, góp phần làm thay đổi cuộc sống trên trái đất chúng ta. Câu chuyện Nhà bác học và bà cụ cho thấy ông rất giàu sáng kiên và luôn mong muốn mang lại điều tốt cho con người . ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... (2) a) Em chọn tr hay ch để điền vào chỗ trống ? Giải câu đố. Mặt òn, mặt lại đỏ gay (tròn) Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao Suốt ngày lơ lửng ên cao ( trên ) Đêm về đi ngủ, ui vào nơi đâu ? (chui) (Là gì ?) ( Gợi ý : là Mặt trời .) TRẦN LIÊN NGUYỄN Tuần 22 Luyện từ và câu MRVT: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi. (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 35) Bài 1: Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở tuần 21, 22, em hãy tìm các từ ngữ : Chỉ tri thức : Ví dụ: bác sĩ,... Chỉ hoạt động của tri thức : Ví dụ : nghiên cứu, Bài 2: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau : a) Ở nhà em thường giúp bà xâu kim. b) Trong lớp Liên luôn chăm chú nghe giảng. c) Hai bên bờ sống những bãi ngô bắt đầu xanh tốt. d) Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít. Bài 3: Bạn Hoa tập điền dấu câu vào ô trống trong truyện vui dưới đây. Chẳng hiểu vì sao bạn điền toàn dấu chấm. Theo em, dấu chấm nào dùng đúng, dấu chấm nào dùng sai ? Hãy sửa lại những chỗ sai. - Anh ơi người ta làm ra điện để làm gì - Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến Tuần 22 Luyện từ và câu MRVT: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi. (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 35) Bài 1: Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở tuần 21, 22, em hãy tìm các từ ngữ : Chỉ tri thức : Ví dụ: bác sĩ,... Chỉ hoạt động của tri thức : Ví dụ : nghiên cứu, Bài 2: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau : a) Ở nhà em thường giúp bà xâu kim. b) Trong lớp Liên luôn chăm chú nghe giảng. c) Hai bên bờ sống những bãi ngô bắt đầu xanh tốt. d) Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít. Bài 3: Bạn Hoa tập điền dấu câu vào ô trống trong truyện vui dưới đây. Chẳng hiểu vì sao bạn điền toàn dấu chấm. Theo em, dấu chấm nào dùng đúng, dấu chấm nào dùng sai ? Hãy sửa lại những chỗ sai. - Anh ơi người ta làm ra điện để làm gì - Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến Toán Luyện tập (SGK trang 109) Bài 1 Đây là tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004: Tháng 1 Tháng 2 Tháng ba Thứ hai 5 12 19 26 Thứ hai 2 9 16 23 Thứ hai 1 8 15 22 29 Thứ ba 6 13 20 27 Thứ ba 3 10 17 24 Thứ ba 2 9 16 23 30 Thứ tư 7 14 21 28 Thứ tư 4 11 18 24 Thứ tư 3 10 17 24 31 Thứ năm1 8 15 22 29 Thứ năm 5 12 19 26 Thứ năm 4 11 18 25 Thứ sáu 2 9 16 23 30 Thứ sáu 6 13 20 27 Thứ sáu 5 12 19 26 Thứ bảy 3 10 17 24 31 Thứ bảy 7 14 21 28 Thứ bảy 6 13 20 27 Chủ nhật 4 11 18 25 Chủ nhật 1 8 15 22 29 Chủ nhật 7 14 21 28 Xem tờ lịch và cho biết: a) Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ mấy? Ngày 8 tháng 3 là thứ mấy ? Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ mấy ? Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy ? b) Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày nào ? Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày nào ? Tháng 2 có mấy ngày thứ bảy ? Đó là các ngày nào ? c) Tháng 2 năm 2004 có bao nhiêu ngày ? Phương pháp giải: - Xem lịch rồi trả lời các câu hỏi của bài toán. - Chú ý xác định cẩn thận về ngày, tháng tương ứng với thứ mấy trong tuần. Lời giải chi tiết: a) Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ ba. Toán Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính (SGK trang 111) Bài 1: Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình tròn: Phương pháp giải: - Bán kính: Đoạn thẳng nối tâm với một điểm nằm trên đường tròn. - Đường kính: Đoạn thẳng đi qua tâm, nối hai điểm nằm trên đường tròn. Lời giải chi tiết: a) Bán kính: OM, ON, OP, OQ. Đường kính: MN, PQ. b) Bán kính: OA, OB. Đường kính: AB. Bài 2: Em hãy vẽ hình tròn có : a) Tâm O, bán kính 2cm b) Tâm I, bán kính 3cm. Phương pháp giải: Dùng com pa để vẽ hình tròn: - Mở com pa một khoảng bằng bán kính của hình tròn cần vẽ. - Đánh dấu một điểm cố định trên vở, đặt tên và gọi là tâm. - Đặt một chân cố định của com pa trùng với tâm, giữ cố định và quay chân còn lại một vòng, từ đó em thu được hình tròn với tâm và bán kính tùy ý. Lời giải chi tiết: Học sinh dùng compa để vẽ. b) - Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng OD (Sai, vì OC và OD đều là bán kính của hình tròn nên có độ dài bằng nhau) - Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn thẳng OM (Sai) - Độ dài đoạn thẳng OC bằng một phần hai độ dài đoạn thẳng CD (Đúng vì trong một hình tròn thì độ dài bán kính bằng một nửa độ dài đường kính). Lời giải chi tiết: Xây 4 bức tường như thế hết số viên gạch là : 1015 x 4 = 4060 (viên) Đáp số: 4060 viên. Bài 4: Tính nhẩm a) 2000 x 2 = 4000 x 2 = 3000 x 2= b) 20 x 5 = 200 x 5 = 2000 x 5 = Phương pháp giải: Cách làm : 2000 x 3 = ? Nhẩm: 2 nghìn x 3 = 6 nghìn Vậy : 2000 x 3 = 6000 Lời giải chi tiết: Học sinh nhẩm rồi ghi kết quả : a)2000 x 2 = 4000 4000 x 2 =8000 3000 x 2 = 6000 b)20 x 5 = 100 200 x 5 = 1000 2000 x 5 = 10 000 Hướng dẫn thêm : Có thể nhẩm như sau : 20 x 5 = ? Nhẩm: 2 chục x 5 = 10 chục Vậy 20 x 5 = 100. Bài 3: Có hai thùng, mỗi thùng chứa 1025l dầu. người ta đã lấy ra 1350l dầu từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu ? Phương pháp giải: - Tìm số lít dầu có trong cả hai thùng. - Tìm số lít dầu còn lại. Lời giải chi tiết: Số lít dầu chứa trong cả hai thùng là : 1025 x 2 = 2050 (lít) Số lít dầu còn lại là : 2050 - 1350 = 700 (lít) Đáp số: 700 l. Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống : Số đã cho 113 1015 1107 1009 Thêm 6 đơn vị 119 Gấp 6 lần 678 Phương pháp giải: - Muốn tìm giá trị một số thêm 6 đơn vị thì ta lấy số đó cộng với 6. - Muốn tìm giá trị một số gấp lên 6 lần thì ta lấy số đó nhân với 6. Lời giải chi tiết: Số đã cho 113 1015 1107 1009 Thêm 6 đơn vị 119 1021 1113 1015 Gấp 6 lần 678 6090 6642 6054
File đính kèm:
- bai_tap_tieng_viet_lop_3_tuan_22.docx