Chương trình bồi dưỡng công chức, viên chức quản lí, giáo viên mầm non ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm 2019 - Trường BDCD Giáo dục
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình bồi dưỡng công chức, viên chức quản lí, giáo viên mầm non ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm 2019 - Trường BDCD Giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình bồi dưỡng công chức, viên chức quản lí, giáo viên mầm non ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm 2019 - Trường BDCD Giáo dục
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG BDCB GIÁO DỤC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN MẦM NON NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI NĂM 2019 Tên chuyên đề: "Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển Thẩm mĩ". Thời lượng: 10 tiết (bao gồm lý thuyết và thực hành, viết bài thu hoạch) A. GIỚI THỆU TỔNG QUAN Chuyên đề "Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động Giáo dục lĩnh vực phát triển Thẩm mĩ" giúp cho người học hiểu rõ hơn vấn đề cốt lõi, nguyên tắc cơ bản của việc học và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non thông qua chơi. Từ quan điểm đó người học đánh giá, so sánh thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ với yêu cầu đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học nói chung và hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ nói riêng, đề xuất hình thức tổ chức hoạt động phát triển thẩm mỹ, lựa chọn nội dung phù hợp với trẻ, điều kiện thực tế và nhu cầu phát triển của xã hội. Chuyên đề gồm 02 phần: Phần 1: Thực trạng phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non Phần 2: Định hướng đổi mới tổ chức các hoạt động GD lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. * Các từ viết tắt trong tài liệu: - Hoạt động: HĐ - Cán bộ quản lý: CBQL - Phát triển thẩm mỹ: PTTM - Giáo viên:GV - Công nghệ thông tin: CNTT - Giáo dục và Đào tạo: GDĐT - Hoạt động tạo hình: HĐTH - Giáo dục mầm non: GDMN - Hoạt động âm nhạc: HĐÂN - Giáo dục: GD - Kết quả mong đợi: KQMĐ - Kế hoạch: KH - Giáo dục Tình cảm- Xã hội: GD TC-XH B. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học viên hiểu thực trạng tổ chức hoạt động GD PTTM trong các cơ sở GDMN. - Hiểu hoạt động âm nhạc, tạo hình được coi là các phương tiện nghệ thuật góp phần hình thành, phát triển cảm xúc và tình cảm thẩm mỹ cho trẻ. - Học viên hiểu rõ yêu cầu đổi mới, mục tiêu (kết quả mong đợi) lĩnh vực thẩm mỹ trong Chương trình GDMN theo nguyên tắc đồng tâm phát triển, trên cơ sở đó giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục, thiết kế môi trường, phong phú, sáng tạo, phù hợp với độ tuổi trẻ và định hướng “lấy trẻ làm trung tâm”. 2. Kỹ năng - Vận dụng các nguyên tắc, định hướng đổi mới HĐPTTM, GV biết cách lựa chọn nội dung, đề tài giảng dạy, tận dụng đồ dùng, học liệu trong môi trường GD, áp dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục tiên tiến để tổ chức các HĐ GD, HĐ PTTM theo hướng đổi mới. - Nâng cao kỹ năng âm nhạc (lựa chọn bài hát, hát, sử dụng nhạc cụ âm nhạc..), nghệ thuật tạo hình sáng tạo, cách khai thác các nguồn tư liệu có chất lượng trên Internet để đưa vào dạy trẻ. 1 - Nhiều nhà trường đã trú trọng phát triển Chương trình Giáo dục, bổ sung các nội dung GD, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng đa dạng các học liệu phù hợp, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm về tạo hình, âm nhạc như các trường chất lượng cao, các trường điểm, các trường có định hướng chuyên sâu về lĩnh vực nghệ thuật đã áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến, đưa các loại hình nghệ thuật hiện đại, mới, hấp dẫn phù hợp vào dạy trẻ. - Nhiều trường mầm non đã tổ chức tốt công tác bồi dưỡng GV. Phối hợp PHHS, xã hội hóa tổ chức các chương trình hoạt động, trò chơi phong phú sáng tạo phù hợp ngày hội, lễ, chuyên đề tạo hình, âm nhạcđổi mới hoạt động và khuyến khích, phát hiện tài năng của trẻ. 2. Khó khăn, hạn chế tồn tại trong tổ chức hoạt động GD lĩnh vực thẩm mỹ - Nhiều CBQL, GV chưa thực sự nghiên cứu để hiểu tinh thần đổi mới “học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục” các lĩnh vực trong thực hiện Chương trình GDMN, trong các tài liệu tập huấn đại trà hàng năm của Sở GDĐT, kiến tập đổi mới hoạt động giáo dục và các tài liệu chỉ đạo, tham khảo của Bộ GDĐT. - Phương pháp, hình thức, địa điểm tổ chức, tiến trình hoạt động, nhận xét sản phẩm còn dập khuôn cố định theo truyền thống thực hiện được đào tạo căn bản từ nhiều năm hoặc chỉ chọn nội dung sẵn có trong Chương trình GDMN, GV chưa tự tin, chưa mạnh dạn ứng dụng thay đổi hình thức, tiến trình tổ chức các hoạt động tạo hình, âm nhạc, thể loại, chất liệu, kỹ năng, chưa bổ sung các nội dung, tác phẩm ÂN, tạo hình mới sẵn có gần gũi với cuộc sống của trẻ. - CBQL, GV chưa quan tâm đến việc tạo không gian nghệ thuật trong và ngoài lớp học, tạo cảm hứng vui tươi của hoạt động mang tính nghệ thuật, chưa quan tâm đến cảm xúc, hứng thú của trẻ, tạo nên đứa trẻ thụ động làm theo cô, nhìn cô và nói theo cô. Không phát hiện được năng khiếu, năng lực cá nhân của từng trẻ để có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích, tạo cơ hội để trẻ được phát triển tố chất nghệ thuật. - Một số CBQL, GV còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng âm nhạc, tạo hình cơ bản (các loại hình nghệ thuật, xướng âm, cao độ, tiết tấu, giai điệu, tính chất âm nhạcđường nét, bố cục, màu sắc trong tạo hình) nhưng chưa chịu khó tự học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Phần II: Định hướng đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ (Mỗi CBQL, GV đọc, hiểu, tự suy nghĩ và thay đổi trong tổ chức thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng GD trẻ tại trường, lớp mầm non => đảm bảo được cam kết với cha mẹ trẻ, tạo thương hiệu cho nhà trường) 1. Định hướng phát triển chương trình đối với lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ: - Đảm bảo mục tiêu của môn học. Từ đơn giản đến phức tạp. Đảm bảo tính lôgic. - Phù hợp năng lực theo độ tuổi, nhu cầu, mong muốn của đứa trẻ. - Từ cái chung đến cái riêng (đặc điểm văn hóa vùng miền, địa phương) - Tính hiện đại (cập nhật) và hữu ích, nội dung giáo dục vừa giữ được giá trị nghệ thuật âm nhạc, tạo hình truyền thống đồng thời tiếp cận các xu hướng âm nhạc, tạo hình hiện đại đa dạng về thể loại, phù hợp với độ tuổi. VD: Âm nhạc (Dân ca, Hát ru, Giao duyên, Rock, Balade, nhạc Giao hưởng, Nhạc kịch. Acapella); Tạo hình: (Vẽ, Nặn, Xé, Cắt dán, Trang trí, In dập, tranh Đông Hồ, tranh Trừu tượng..) và chất liệu Tạo hình: Bút màu, bút sáp, phấn màu, màu nước, màu bột, sơn dầu .. - Phong phú về hình thức thể hiện âm sắc của các loại nhạc cụ (Trống, Thanh phách, Mõ, Song loan, đàn Organ, Guitar..) 2. Định hướng đổi mới tổ chức các hoạt động giáo dục: 3 sản phẩm. - Yêu thích tham gia các hoạt động vẽ, nặn, xé cắt dán, trang trí, in dập, chắp ghép, thổi màu .. Tổ chức Tổ chức trong giờ học - Giáo viên hiểu rõ và nắm chắc mục tiêu lĩnh hoạt 1.HĐ tạo hình theo mẫu: vực thẩm mỹ trong chương trình giáo dục động Tổ chức hoạt động tạo hình theo mầm non theo độ tuổi để chủ động trong việc tạo mẫu khi: trẻ chưa có kỹ năng, chưa lựa chọn nội dung, hoạt động tạo hình cho hình có cảm xúc thể hiện tác phẩm (vẽ, phù hợp với độ tuổi, với khả năng, nhu cầu trong nặn, cắt, xé dán) hứng thú của trẻ (thể loại, hình thức). giờ học, Tùy vào khả năng của trẻ, mức độ - Căn cứ vào khả năng tạo hình của trẻ, của ngoài khó dễ của các kỹ năng tạo hình để giáo viên, điều kiện thực tế, GV xác định tổ giờ học giáo viên có thể chọn một hay nhiều chức hoạt động tạo hình thể loại theo mẫu, hoạt động tạo hình theo mẫu. theo đề tài, theo ý thích; trong giờ học hay - Mục đích: Cung cấp kỹ năng tạo ngoài giờ học hình mới. - Thời gian để trẻ thực hiện và hoàn thành - Phương pháp chính: sản phẩm tạo hình có thể trong 1,2 hoặc Quan sát sử dụng mẫu nhiều hoạt động phụ thuộc vào đề tài, mức độ Trình bày mẫu + Giải thích yêu cầu về kỹ năng, khă năng của trẻ. - Các bước tiến hành: - Các bước tiến hành tổ chức hoạt động tạo HĐ 1: Ổn định, gây hứng thú, giới hình rất cần GV tư duy đổi mới, linh hoạt thiệu bài. trong từng hoạt động từ HĐ 1 (ổn định, gây Sử dụng thủ thuật để gây hứng thú hứng thú -> đến HĐ5 (nhận xét sản phẩm)=> và giao nhiệm vụ cho trẻ. nhằm đạt mục đích giúp trẻ có cơ hội bộc lộ HĐ 2: Quan sát nhận xét vật mẫu các ý tưởng và cảm xúc về bản thân và về thế HĐ 3: Làm mẫu toàn bộ vật (hoặc giới mà trẻ nhìn thấy, trẻ tự tin khi nói ý từng phần) kết hợp giải thích tùy vào tưởng, mong muốn được thử nghiệm mức độ khó dễ của kỹ năng và khả - GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi để cảm năng của trẻ. nhận, dự đoán, kích thích trẻ bộc lộ cảm xúc, HĐ 4: Trẻ thực hiện (vật mẫu được ý tưởng sáng tạo nghệ thuật của bản thân, trẻ để nơi trẻ dễ quan sát từ đầu đến tự quyết định mình muốn gì và thực hiện cuối hoạt động). chúng như thế nào: VD HĐ 5: Nhận xét sản phẩm. + Cháu có cảm xúc gì sau khi ngắm bức tranh 2. HĐ tạo hình theo đề tài của họa sĩ ? Tổ chức hoạt động tạo hình theo đề + Theo cháu họa sĩ đặt tên cho bức tranh này tài khi trẻ đã có nhiều kỹ năng, cảm là gì? xúc. Tổ chức chủ yếu ở cuối lứa tuổi + Cháu có thể đặt tên bức tranh này có tên là mẫu giáo Bé, lứa tuổi giáo Nhỡ và gì? Tại sao? Lớn. . + Theo cháu họa sĩ đã sử dụng chất liệu gì để - Mục đích: Dạy trẻ kiến thức về tạo ra bức tranh? phương pháp tạo hình chuyên biệt + Cháu có ý tưởng mới nào cho bức tranh của (mối liên hệ giữa các sự vật với mình? nhau) giúp trẻ mở rộng kiến thức, - GV lắng nghe, tôn trọng và chấp nhận ý rèn luyện kỹ năng, làm quen với 1-2 tưởng, cách tạo ra sản phầm của trẻ. Chủ yếu kỹ năng mới và các nguyên vật liệu khuyến khích để trẻ tiếp tục sáng tạo và đưa đa dạng mới. ra ý tưởng mới. Khơi gợi, khích lệ, dành thời - Phương pháp chính: gian để trẻ quan sát, để trẻ cảm nhận và bộc Quan sát + đàm thoại, sử dụng lộ cảm xúc của bản thân về cái đẹp bằng 5 và giao nhiệm vụ cho trẻ. trong trẻ (nghe bài hát Ngày mùa => Trẻ HĐ 2: Quan sát nhận xét sản phẩm tưởng tượng ra cánh đồng lúa chín...) gợi ý, mở rộng giúp trẻ hiểu chủ đề, Tổ chức hoạt động tạo hình: Vẽ hoặc nặn một kỹ năng, mối quan hệ, bố cục (tỉ lệ, đối tượng nào đó (người, động vật, hoa quả..) vị trí sắp xếp các đối tượng). => cho trẻ có thể khám phá và quan sát các tư HĐ 3: Gợi hỏi ý tưởng của trẻ để trẻ thế khác nhau hoặc cho trẻ có thể sáng tạo phát biểu cách lựa chọn, cách thực đối tượng ở các tư thế khác nhau cho sinh hiện sản phẩm theo ý thích của trẻ. động.. HĐ 4: Trẻ thực hiện + Họa tiết: Giới thiệu cho trẻ các họa tiết có HĐ 5: Nhận xét sản phẩm thể sử dụng trong trang trí như họa tiết hình * Nhận xét quá trình trẻ hoạt người, động vật, hoa lá được đơn giản hoặc động. cách điệu. - Đánh giá sản phẩm tạo hình: + Bố cục: Hướng dẫn trẻ cách sắp xếp hình + Trẻ tự đánh giá vẽ, họa tiết chính, phụ, to, bé cho hài hòa. + Trẻ nhận xét lẫn nhau VD: Khi vẽ tranh ngôi nhà của bé, trẻ có thể + Giáo viên tổng kết sắp xếp ngôi nhà là hình ảnh chính, nằm phía trước tranh, hình to hơn. Các hình ảnh phụ nhỏ hơn, ở xung quanh là vườn hoa, đám cây, ông mặt trời, đám mây.. + Màu sắc: Màu cơ bản (Đỏ, vàng, xanh da trời), màu pha (là kết quả của việc pha 2 màu cơ bản với nhau) và gam màu nóng, lạnh VD: Đỏ pha vàng thành màu da cam. * Giới thiệu cho trẻ tên của các màu cũng như tính chất của các màu như: ấm, mát, sáng, tẻ nhạt, nhạt, xanh tái, đậm. * Tổ chức hoạt động tạo hình: Cho trẻ quan sát màu của của thiên nhiên: Bầu trời trước khi mưa. Hãy thảo luận xem là bầu trời chuyển từ màu xanh nhạt sang màu xanh xám sẫm như thế nào => Cho trẻ trải nghiệm, sử dụng các đường nét, màu sắc, họa tiết với các chất liệu khác nhau để tạo ra các sản phẩm tạo hình. - Nhận xét sản phẩm tạo hình Chú trọng tính sáng tạo và quá trình HĐ của trẻ: + GV cần có một số kiến thức nhất định về ngôn ngữ tạo hình để cảm thụ và nhận xét gồm: Đường nét, bố cục, hình vẽ, màu sắc + Giáo viên quan tâm đến mức độ hứng thú, niềm vui sướng và hạnh phúc của trẻ khi tham gia hoạt động, tốc độ thực hiện bài tập của trẻ khi tham gia HĐ, những khó khăn trẻ gặp khi tham gia HĐ. + Đánh giá nhận xét căn cứ theo từng thể loại: Thể loại theo mẫu; Theo đề tài; Theo ý thích 7
File đính kèm:
- chuong_trinh_boi_duong_cong_chuc_vien_chuc_quan_li_giao_vien.doc