Đề kiểm tra năng lực Sư phạm - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra năng lực Sư phạm - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra năng lực Sư phạm - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THCS ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC SƯ PHẠM Ngày thi: 06/4/2019 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: 01 (Đề kiểm tra có 02 trang) A. Phần trắc nghiệm khách quan: (6 điểm) (12 câu; mỗi câu đúng 0,5 điểm) (Chọn phương án đúng nhất) Câu 1: Cần căn cứ vào đâu để xây dựng nội quy trường trung học phổ thông A. Phương hướng, nhiệm vụ năm học. B. Chỉ thị của UBND tỉnh và Bộ GDĐT. C. Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. D. Cả ba căn cứ trên. Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ chính của tổ chuyên môn ở trường trung học? A. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường. B. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. C. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành. D. Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Câu 3: Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học của học sinh chủ yếu căn cứ vào A. Căn cứ vào kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ I và sự tiến bộ của học sinh. B. Căn cứ vào kết quả xếp loại cả học kỳ I và học kỳ II. C. Căn cứ vào kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh. D. Sự tiến bộ của học sinh và quyết định của Hiệu trưởng. Câu 4: Hình thức nào sau đây không phải là hình thức kỉ luật khi học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện? A. Rèn luyện trong hè. B. Khiển trách và thông báo với gia đình. C. Cảnh cáo ghi học bạ. D. Buộc thôi học có thời hạn. Câu 5: Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm), xếp loại nhận xét môn học (đối với các môn đánh giá bằng nhận xét) theo học kỳ, cả năm học và trực tiếp ghi vào sổ GT&GĐ và vào học bạ là trách nhiệm của A. Giáo viên bộ môn B. Giáo viên chủ nhiệm C. Giáo viên bộ môn và Giáo viên chủ nhiệm C. Giáo viên phụ trách CNTT. Câu 6: Theo quy định hiện hành: Một học sinh có điểm trung bình các môn học cả năm đạt mức loại Giỏi nhưng do kết quả của ít nhất một trong các môn học Thể duc, Âm nhạc, Mỹ thuật bị xếp loại chưa đạt thì được điều chỉnh xếp loại A. Giỏi B. Khá C. Trung bình D. Yếu Câu 7: Theo Thông tư 58/TT-BGDĐT, số lần KT thường xuyên là TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THCS ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC SƯ PHẠM Ngày thi: 06/4/2019 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: 02 (Đề kiểm tra có 02 trang) A. Phần trắc nghiệm khách quan: (6 điểm) (12 câu; mỗi câu đúng 0,5 điểm) (Chọn phương án đúng nhất) Câu 1: Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi phải hội đủ các yêu cầu nào sau đây A. SKKN đạt 6 điểm trở lên, bài kiểm tra đạt 7 điểm trở lên, tiết thi giảng đạt loại khá trở lên. B.SKKN đạt 7 điểm trở lên, bài kiểm tra đạt 8 điểm trở lên, tiết thi giảng đạt loại giỏi. C.SKKN đạt 6 điểm trở lên, bài kiểm tra đạt 8 điểm trở lên, tiết thi giảng đạt loại giỏi D. SKKN đạt 8 điểm trở lên, bài kiểm tra đạt 8 điểm trở lên, tiết thi giảng đạt loại khá trở lên. Câu 2: Cần căn cứ vào đâu để xây dựng nội quy trường trung học phổ thông A. Phương hướng, nhiệm vụ năm học. B. Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. C. Chỉ thị của UBND tỉnh và Bộ GDĐT. D. Cả ba căn cứ trên. Câu 3: Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm), xếp loại nhận xét môn học (đối với các môn đánh giá bằng nhận xét) theo học kỳ, cả năm học và trực tiếp ghi vào sổ GT&GĐ và vào học bạ là trách nhiệm của A. Giáo viên chủ nhiệm B. Giáo viên bộ môn C. Giáo viên bộ môn và Giáo viên chủ nhiệm C. Giáo viên phụ trách CNTT. Câu 4: Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học của học sinh chủ yếu căn cứ vào A. Căn cứ vào kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ I và sự tiến bộ của học sinh. B. Căn cứ vào kết quả xếp loại cả học kỳ I và học kỳ II. C. Sự tiến bộ của học sinh và quyết định của Hiệu trưởng. D. Căn cứ vào kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh. Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ chính của tổ chuyên môn ở trường trung học? A. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. B. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường C. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành. D. Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Câu 6: Hình thức nào sau đây không phải là hình thức kỉ luật khi học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện? B. Khiển trách và thông báo với gia đình. B. Cảnh cáo ghi học bạ. C. Rèn luyện trong hè. D. Buộc thôi học có thời hạn. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC NĂM HỌC 2018-2019 A/ TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM) Đề 01 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C B C A A C D D C D D B Đề 02 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C B B D A C C B C C B C B/ PHẦN TƯ LUẬN: Câu 1:. Tính tích cực của học sinh thể hiện ở các hành vi: ham học, chuẩn bị bài đầy đủ, đi học đúng giờ, trang phục gọn gàng sạch sẽ, lắng nghe tích cực, chủ động ghi chép, tham gia phát biểu, trao đổi bài, giúp đỡ bạn học tập ở lớp cũng như trong vui chơi sinh hoạt, bày tỏ ý kiến với giáo viên một cách chủ động và tự tin, tham gia vui chơi nhiệt tình, có sự tiến bộ về học tập về đạo đức, lối sống. *Gợi ý trả lời: GV trả lời được các ý sau: Để tăng cường tính tích cực của học sinh, giáo viên cần thực hiện một số việc sau: − Giáo viên cần phải biết rõ học sinh về học lực và đạo đức, tính cách để có giải pháp giáo dục theo mỗi nhóm. Phát huy tính tích cực của nhóm học khá giỏi, có hạnh kiểm tốt và phân công giúp đỡ các bạn yếu kém hơn, giúp các em phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. − Đối với học sinh cá biệt thì cần phân loại để tìm nguyên nhân của từng trường hợp. Sau đó phân tích chân tình, rõ ràng, nêu gương người thật, việc thật để thuyết phục; giao việc vừa sức, tạo điều kiện hòa nhập trong sinh hoạt chung, kịp thời động viên, khích lệ khi tiến bộ hoặc có đóng góp thành tích cho lớp. − Tổ chức các hoạt động tập thể phù hợp lứa tuổi, sở thích của học sinh để giúp đỡ rèn luyện kĩ năng sống, đạo đức, năng lực công dân cho các em. Giáo viên luôn khích lệ, động viên và có thể nhận đỡ đầu một số học sinh cá biệt (yếu kém, có hoàn cảnh khó khăn, có khả năng về một mặt nào đó) để giúp các em tiến bộ từng bước. − Đổi mới phương pháp dạy học và hướng dẫn tự học có thể theo các phương pháp linh hoạt nhà: phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học theo dự án, thiết kế bản đồ tư duy, ... − Giáo viên thường xuyên tạo được không khí thân thiện, dễ gần gũi, chia sẻ với học sinh, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện ở trong trường và giữa nhà trường với địa phương. Câu 2: Hướng giải quyết: Trước tiên bạn cần phải tìm hiểu rõ xem vì sao học sinh đó lại rất hay làm mất trật tự trong lớp và môn học nào cũng thế hay chỉ là một sô môn học. Nếu lý do học sinh đưa ra là không hợp lý thì bạn cần phải giải thích rõ cụ thể cho học sinh đó. Chẳng hạn như: không thích học môn học đó. Hay là do thầy, cô bộ môn đó dạy không hay hoặc môn học đó khó hiểu, thì bạn cần phân tích cho học sinh đó hiểu vai trò và tác dụng của môn học đó. Hoặc trao đổi với giáo viện bộ môn đó để tìm ra phương pháp dạy khác phù hợp hơn,
File đính kèm:
de_kiem_tra_nang_luc_su_pham_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_d.doc