Đề tài Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội
Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội MỤC LỤC Mục Nội dung Trang A MỞ ĐẦU 2 1 Lí do chọn đề tài 3 2 Mục đích nghiên cứu 5 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5 4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5 5 Phạm vi nghiên cứu 5 6 Phương pháp nghiên cứu 5 7 Giả thiết nghiên cứu 5 B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 Chương 1 Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn tuyên truyền phòng chống xâm 6 hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở 1. Cơ sở lí luận 6 2. Cơ sở thực tiễn 6 Chương 2 Thực trạng công tác tuyên truyền phòng chống xâm hại tình 7 dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở Các hình thức tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ 8 Chương 3 em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội 1.Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học 8 sinh Trung học cơ sở thông qua hình thức diễn đàn, thảo luận, tọa đàm 2.Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học 8 sinh Trung học cơ sở thông qua các buổi sinh hoạt chào cờ vào ngày thứ hai hàng tuần 3. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học 11 sinh Trung học cơ sở thông qua các buổi sinh hoạt Chi đội 4. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học 13 sinh Trung học cơ sở thông qua các buổi sinh hoạt lớp vào tiết 5 ngày thứ bảy hàng tuần 5. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em học 15 sinh Trung học cơ sở thông qua các buổi sinh hoạt Đội 6. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học 15 sinh Trung học cơ sở thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 7. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học 16 sinh Trung học cơ sở thông qua hoạt động phát thanh măng non 8. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học 16 sinh Trung học cơ sở thông qua các bài thi, cuộc thi tìm hiểu, 1/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Một trong những vấn đề đáng báo động hiện nay là các vụ xâm hại tình dục trẻ em đang diễn ra liên tiếp với số lượng trẻ bị xâm hại ngày một gia tăng, diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Theo số liệu công bố của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong 5 năm (2011 - 2015), cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em với gần 10.000 nạn nhân. Trong đó, số vụ xâm hại tình dục chiếm tới 65% (5.300 vụ). Tính trung bình, cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con số này chỉ là những vụ việc được báo cáo, còn rất nhiều vụ nạn nhân bị chính kẻ xâm hại dọa dẫm hoặc vì lý do nào đó đã không được thống kê. Vấn đề này đang trở thành mối lo ngại, quan tâm, trăn trở của các bậc cha mẹ, của ngành giáo dục và toàn xã hội. Xâm hại tình dục trẻ em không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa mà xảy ra ở các thành phố lớn, khắp mọi miền đất nước. GBVNet dẫn trường hợp 9 cháu bé ở Vũng Tàu bị một người đàn ông cao tuổi xâm hại, đã hơn một năm trôi qua nhưng vụ án vẫn chưa được khởi tố, thậm chí gia đình nạn nhân vẫn còn bị đe dọa. Sau tết Đinh Dậu, một cháu bé 13 tuổi ở Cà Mau đã tự vẫn vì bị hàng xóm xâm hại nhiều lần nhưng không được các cơ quan chức năng xử lý dù gia đình đã báo cáo. Vụ cháu bé 8 tuổi ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) bị xâm hại nhiều lần bởi một người đàn ông 34 tuổi. Hai tháng trôi qua, gia đình đã tố cáo với cơ quan pháp luật nhưng kẻ thủ ác vẫn không bị xử lý còn ngang nhiên thách thức dư luận. Xâm hại tình dục trẻ em ngày càng có tính chất phức tạp hơn, độ tuổi bị xâm hại ngày càng trẻ hơn; nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em có tính loạn luân (bố hiếp dâm con đẻ, bố dượng hiếp dâm con riêng của vợ), gây bức xúc trong dư luận xã hội. Qua nghiên cứu cho thấy, mọi trẻ trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục kể cả những trẻ sống trong gia đình nghèo hay gia đình khá giả. Không những trẻ em gái mà trẻ em là con trai cũng có thể trở thành nạn nhân bị xâm hại tình dục. Đáng nói, sau khi bị xâm hại nạn nhân thường không hoặc không dám kể về những gì đã diễn ra. Hầu hết những người xâm hại tình dục là nam giới và hầu hết các trẻ bị xâm hại bởi người quen biết, như họ hàng, bạn của gia đình, hoặc hàng xóm Đôi khi việc xâm hại này diễn ra trong một thời gian dài, thậm chí kéo dài nhiều năm. Thủ đoạn phổ biến của các đối tượng là lợi dụng sự tin tưởng hay sức ảnh hưởng của mình hoặc dùng “lòng tốt” (cho quà, bao ăn uống) nhằm dụ dỗ, đe doạ để thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ. Hơn thế, trẻ bị xâm hại tình dục có thể tiếp tục bị người khác xâm hại trong suốt quãng đời còn lại. Trẻ em bị xâm hại tình dục sẽ chịu những tổn hại về mặt thể chất, tâm lý, và tình cảm từ mức độ nhẹ đến rất trầm trọng: • Thu mình, buồn bã. • Sợ hãi, lo lắng, căng thẳng, hoảng loạn. 3/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội Bản thân là một người làm công tác giáo dục, hàng ngày được thấy các em học sinh hồn nhiên, vô tư, trong sáng đến trường, vậy mà các em lại có thể gặp phải những trường hợp bị xâm hại tình dục làm tổn thương đến tâm sinh lí của các em, đó là điều mà không ai trong chúng ta mong muốn. Xuất phát từ lí luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “ Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở, đề xuất một số biện pháp nhằm tuyên truyền, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội, từ đó giúp các em hiểu rõ mối nguy hiểm của xâm hại tình dục, biết cách bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm đó, để không có những điều đáng tiếc xảy ra. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá thực trạng xâm hại tình dục trẻ em hiện nay. - Các kiến thức và các kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em hiện nay. - Đề xuất các hình thức tuyên truyền, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội. 4 . Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Hình thức tuyên truyền, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội. - Khách thể nghiên cứu : Quá trình tuyên truyền, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội. 5. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu các giá trị kĩ năng sống cho học sinh, cách phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. - Giới hạn về đối tượng khảo sát : Học sinh Trung học cơ sở - Giới hạn về thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 3/2017. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát, thống kê, điều tra, phỏng vấn, trắc nghiệm. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát qua các con số, số liệu đã thống kê. 7. Giả thiết nghiên cứu Tìm ra các hình thức tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, để các em có được những kiến thức, kĩ năng trong việc phòng, chống kẻ xấu xâm hại. 5/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội Trong những năm gần đây, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đang được ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và toàn xã hội quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đới với mỗi học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người phát triển đầy đủ “đức-trí-thể-mĩ”. Thông qua giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp cho các em có thêm các kĩ năng sống, các em biết cái đúng, cái sai, theo những chuẩn mực của xã hội, đấu tranh với những cái sai trái, đồng tình ủng hộ những việc làm tốt đẹp. Đặc biệt trong xã hội hiện nay khi vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đang ngày càng có nguy cơ tăng cao (theo thống kê: 93% trẻ em bị xâm hại tình dục từ người có quen biết các em, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em xảy ra ngày càng nhiều, bình quân mỗi năm gần 1.000 em bị xâm hại tình dục. Xâm hại tình dục trẻ em không những gây ra cho các em đau đớn, thương tật về thể xác, mà về tinh thần các em cũng bị tổn hại nặng nề.). Cũng bởi các em không có kiến thức, kĩ năng về việc phòng chống xâm hại tình dục trẻ em nên các em không biết phải xử lí như thế nào khi bị xâm hại, dẫn đến các em khi bị xâm hại thì chỉ biết im lặng, có những em còn bị xâm hại nhiều lần và trong một thời gian dài. Theo kết quả điều tra 100 em học sinh THCS về kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, thì có tới 90 em học sinh lúng túng, không biết làm thế nào khi bị xâm hại tình dục trẻ em. Không phải lúc nào người lớn cũng có thể ở bên cạnh để bảo vệ cho các em, vì thế không ai khác các em phải là người tự bảo vệ mình. Vì thế cần phải dạy cho các em kĩ năng sống, cần tuyên truyền cho các em biết cách phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, để các em biết cách phòng chống xâm hại, có thể tự bảo vệ bản thân mình trở thành người hoàn hảo về thể chất, tinh thần và sức khỏe sinh sản, có thể tự tin, khẳng định và phát triển trong xã hội hiện đại. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Hiện nay, công tác giáo dục giới tính, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em vẫn là vấn đề nhạy cảm với cả giáo viên lẫn phụ huynh. Với văn hóa phương Đông truyền thống, đây vẫn là “vùng cấm” đối với không ít phụ huynh cũng như giáo viên. Chính vì vậy, khi đề cập đến vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh thì không ít phụ huynh lảng tránh, không ủng hộ. Bên cạnh đó, nếu để giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ nói về vấn đề này nhiều khi không đem lại hiệu quả vì tâm lý e ngại, không biết cách chia sẻ từ cả 2 phía. Việc giáo dục giới tính trong trường học cũng gặp khó khăn khi thực tế, giáo viên hoàn toàn không được đào tạo chuyên môn sâu về lĩnh vực này. “Ngoại trừ giáo viên Sinh vật có thể có kiến thức liên quan đến môn học thì các giáo viên khác không được đào tạo bài bản đề dạy cho học sinh”. Các giáo viên cũng rất ngại nói với các em học sinh về vấn đề trên. Thực tế, việc trang bị các kiến thức về sức 7/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội Cô giáo dạy bộ môn Sinh đang tuyên truyền các kĩ năng xử lí khi bị xâm hại tình dục 9/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội • CÁC EM CẦN: - Phải cảnh giác không để đối tượng dụ dỗ đến nơi vắng vẻ, riêng tư dễ thực hiện hành vi cưỡng bức quan hệ tình dục, không để rơi vào tình trạng mất kiểm soát nhận thức và hành vi vì uống rượu bia say, sử dụng chất kích thích - Khi phát hiện kẻ xâm hại có ý định đưa đến nơi vắng vẻ, riêng tư cần từ chối ngay, nếu đang trên đường đi cần yêu cầu kẻ xâm hại quay lại, nếu hắn vẫn cố tình đi cần phải tìm cơ hội thoát ra bằng cách xuống xe, đến chỗ đông người hoặc gọi điện báo cho người thân địa điểm, vị trí hiện tại và địa điểm sẽ đến để hắn không dám manh động. d)Tình huống 4: Trong tình huống ở nơi vắng vẻ, riêng tư nếu kẻ xâm hại có ý định xâm hại bằng hình thức dụ dỗ quan hệ tình dục: CÁC EM CẦN: - Phải bình tĩnh nhẹ nhàng từ chối hoặc dùng kế “hoãn binh” nhằm trì hoãn, kéo dài thời dan chờ thời cơ để có người trợ giúp hoặc thoát thân. - Nếu kẻ xâm hại dùng vũ lực khống chế ép buộc quan hệ tình dục, nếu nhận thấy chống cự có thể nguy hiểm đến tính mạng phải chuyển đổi thái độ, không nên la hét, gào khóc sẽ làm cho kẻ xâm hại mất bình tĩnh dẫn đến hành vi nguy hiểm mà cần phải nhượng bộ, vờ chấp nhận yêu cầu, làm theo ý muốn của kẻ xâm hại để hắn chủ quan từ đó tìm cơ hội thoát thân hoặc có thể bảo đảm an toàn tính mạng. - Sau khi thoát ra khỏi tình huống bị cưỡng bức, cho dù có bị xâm hại hay chưa cũng cần phải báo ngay cho người thân để giúp đỡ, can thiệp, xử lý kẻ xâm hại đồng thời phải báo ngay cho cơ quan công an hoặc Chính quyền nơi gần nhất. 2.Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các buổi sinh hoạt chào cờ vào ngày thứ hai hàng tuần Trong buổi sinh hoạt vào ngày thứ hai đầu tuần ngoài việc tổng kết rút kinh nghiệm trong tuần vừa qua, phổ biến công tác tuần tới, còn lồng ghép tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh toàn trường với những nội dung phù hợp: Đây là hình thức được thực hiện đều đặn, là hình thức chiếm ưu thế và phát huy tác dụng hơn so với các hình thức khác. Bởi các em sẽ được trang bị và khắc sâu những kiến thức và kĩ năng mỗi tuần sẽ giúp cho các em nhớ được tốt nhất. 3. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các buổi sinh hoạt Chi đội Mỗi tháng 1 lần, các chi đội sẽ có 1 buổi sinh hoạt chi đội, các cô giáo chủ nhiệm sẽ kết hợp buổi sinh hoạt với việc trang bị cho các em những kiến thức cần 11/23
File đính kèm:
- de_tai_tuyen_truyen_phong_chong_xam_hai_tinh_duc_tre_em_cho.docx