Đề thi học kì II môn Sinh học Lớp 7 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn Sinh học Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học kì II môn Sinh học Lớp 7 (Có đáp án)

Câu 1: (2đ)Cấu tạo của các chi và da ếch có tác dụng như thế nào giúp cho ếch thích nghi đời sống ở cạn và ở nước? Câu 2: (2đ)Thằn lằn bóng có hình dáng giống cá cóc, nhưng thân vững chắc, cổ rõ ràng, đuôi hình trụ thon dài. Chi dài và khỏe, đầu gối của chi sau không hướng sang bên như cá cóc mà hướng về phía trước. Chi trước và chi sau đều có 5 ngón. Vỏ da thằn lằn có vảy sừng, đầu có nhiều tấm vảy lớn đối xứng ghép sát nhau và thân có vảy nhỏ tròn xếp lên nhau như vảy cá. Ngón có vuốt phát triển. Tuyến da chính thức thiếu làm da thằn lằn rất khô. Nhờ màng phôi đặc biệt, thằn lằn sinh sống hoàn toàn ở cạn. Dựa vào 4 đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng, hãy nêu các ý nghĩa thích nghi tương ứng để thấy được cấu tạo ngoài của nó giúp nó thích nghi được với đời sống hoàn toàn ở cạn? (kẻ bảng vào giấy làm bài). Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi Câu 3: (2đ) Em hãy Quan sát hình (hình A – Nai; hình B-Tê giác). Trả lời vào ô trống. Tên động vật Số ngón phát Sừng Chế độ ăn Lối sống triển . .. Chú ý: Học sinh không điền trả lời trực tiếp vào bảng này Hình A –Nai . Hình B –Tê giác Câu 4: (3đ) Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi sau Thỏ là động vật có vú, sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm. Thỏ có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẫn trốn kẻ thù hay chạy rất nhanh bằng cách nhảy đồng thời 2 chân sau và thường chạy theo hình chữ Z khi bị săn đuổi. Thỏ ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ). Khi nuôi thỏ nên cho thỏ uống nước sạch đầy đủ và cho ăn cỏ khô hàng ngày. Răng của thỏ không được để quá dài nếu không sẽ rất khó ăn. Ở thỏ cái, trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng, phát triển thành phôi và một bộ phận gọi là nhau thai, gắn liền với tử cung của thỏ mẹ (tử cung là một đoạn của ống dẫn trứng). Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh. a/ Giải thích tại sao thỏ chạy dai sức không bằng thú ăn thịt, nhưng một số trường hợp thỏ vẫn thoát được thú ăn thịt? b/ Hiện tượng thai sinh là gì? ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN SINH - LỚP 7 1. Cấu tạo của các chi và da ếch có tác dụng như thế nào giúp cho ếch thích nghi đời sống ở cạn và ở nước. 2 điểm a- Cấu tạo chi: - Có 5 phần, có ngón chia đốt, linh hoạt: giúp di chuyển trên cạn - Ngón chân sau có màng bơi (màng da căng giữa các ngón): giúp đẩy nước khi ếch bơi trong nước. b- Cấu tạo da: - Da tiết chất nhày: làm ẩm da để dễ thấm khí giúp ếch hô hấp trên cạn - Chất nhày làm giảm ma sátvới nước khi ếch bơi. Mỗi ý 0.5 điểm 2. Hãy nêu 4 đặc điểm cấu tạo ngoài và ý nghĩa thích nghi của thằn lằn bóng đuôi dài với đời sống ở cạn. (Có thể kẻ bảng để trả lời). (2đ) Đặc điểm cấu tạo ngoài Thích nghi Da khô có vẩy sừng bao bọc Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể Có cổ dài Phát huy vai trò của giác quan nằm trên đầu Mắt có mí cử động, có nước mắt Bảo vệ mắt; nước mắt làm mắt không bị khô Màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ trên đầu Bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ Thân dài, đuôi dài Động lực chính của sự di chuyển Bàn chân có 5 ngón có vuốt Tham gia di chuyển trên cạn Mỗi ý đúng 0.5 điểm x 4 ý 3. Em hãy kẻ bảng vào giấy làm bài. Quan sát hình (hình A – Nai; hình B-Tê giác). Trả lời vào ô trống. (2đ) Hình A –Nai Hình B –Tê giác Tên động vật Số ngón phát Sừng Chế độ ăn Lối sống triển Nai Chẵn (hoặc 2 Có Nhai lại Đàn ngón giữa) Tê giác Lẻ (hoặc 3 Có (hoặc Không nhai lại Đơn độc ngón giữa) không) *
File đính kèm:
de_thi_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_7_co_dap_an.doc