Đề thi môn Ngữ văn - Đề số 7

doc 5 trang leduong 24/04/2025 50
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn - Đề số 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi môn Ngữ văn - Đề số 7

Đề thi môn Ngữ văn - Đề số 7
 Phần I (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
 (1) “6g30 sáng thứ hai, hơn 100 học sinh đã có mặt ở sân trường thuộc Trung 
tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai, ngoại ô TP Biên Hòa. Tuổi học trò nào 
cũng nghịch ngợm, ồn ào. Nhưng không, ở đây không gian lại rất yên ắng. Có chăng 
âm thanh chỉ thỉnh thoảng phát ra từ thanh quản các bạn thành tiếng ú ớ như viên sỏi 
thả mình vào hồ nước lặng
.
 (2) 6g55, cờ Tổ quốc và cờ Đoàn trang nghiêm được đặt giữa sân. Bên trên là 
đội hát lễ và đội trống. Phía dưới có vài học sinh khiếm thị cùng giáo viên và hơn 100 
học sinh khiếm thính (câm điếc). Học sinh bé nhất chỉ đứng tới thắt lưng học sinh lớn 
nhất. Tất cả đều đứng thẳng hàng, nghiêm, mắt rực sáng hướng về cờ Tổ quốc. Và bất 
ngờ thay, sau hiệu lệnh quốc ca thì hàng trăm cánh tay vươn lên uyển chuyển theo 
điệu nhạc hào hùng “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc...”.
 (3) Những đôi tay vẫn nhịp nhàng cùng nhạc. Ai bảo người câm không biết hát? 
Người bình thường hát bằng tiếng, bằng miệng, còn người câm “hát” bằng tay. Tất cả 
thể hiện bài quốc ca trong quốc lễ trang nghiêm của người Việt Nam. Chẳng những 
nghe bằng tai, lúc này quốc ca phải được “nghe” bằng chính sự lắng đọng của trái 
tim và đôi mắt.
 (4) Sau lễ chào cờ, Minh Chương, một cậu bé 14 tuổi, học lớp 5, đã gặp tôi và 
nhờ cô giáo phiên dịch một câu: “Nhờ chị nói với mọi người dù câm điếc nhưng 
chúng em cũng có thể hát bài hát chung của đất nước mình...”. Vì sao em thích hát 
quốc ca? Đáp lời tôi, em đặt bàn tay lên ngực trái, rồi đưa tay vẽ vào không gian một 
hình chữ S. Nghĩa là, cô giáo dịch, em nói: “Để thêm yêu Tổ quốc”!
 (Theo Yến Trinh, tuoitre.vn, 10/11/2016) 
1. Xác định một phép liên kết có trong đoạn (1). (0.5 điểm) 
2. Nghi thức hát quốc ca của các em nhỏ trong bài báo có điểm gì đặc biệt? (0.5 
điểm) 
3. Chi tiết nào trong bài báo khiến em xúc động nhất ? (1 điểm) 
4.Từ nghi thức hát quốc ca của các em học sinh trong bài báo, em có suy nghĩ gì 
về thực trạng hát quốc ca của nhiều học sinh trong nhà trường hiện nay. (1 điểm) 
.
Phần II (7 điểm)
1/ Đọc bản tin sau:
 Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, của quá trình hội 
nhập, diện mạo văn hoá Việt Nam cũng có những ảnh hưởng nhất định ở hầu khắp 
mọi lĩnh vực. Chỉ riêng với tiếng Việt, chúng ta cũng đã bắt gặp nhiều kiểu văn hoá 
nói và viết mới lạ. Có cái mới thể hiện sự giao lưu ngôn ngữ tiếng Việt với ngôn ngữ 
nước ngoài như thay cho lời nói “được rồi” hay “nhất trí” là “ok”; thay cho câu 
chào tạm biệt là “bye nhé” thì còn có những cái mới thể hiện sự biến đổi đến dễ sợ 
của ngôn ngữ tiếng Việt như gọi số tiền bằng “k”, chê người khác là “cùi bắp”, 
Những kiểu nói và viết như vậy thực sự làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Phần I (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
1. Xác định một phép liên kết có trong đoạn (1). (0.5 điểm) 
HS phân tích 1 trong những phép liên kết sau: 
- (1)-(2): phép liên tưởng (học sinh, tuổi học trò) 
- (2)-(3): phép nối (nối bằng từ “nhưng”)
2. Nghi thức hát quốc ca của các em nhỏ trong bài báo có điểm gì đặc biệt? (0.5 
điểm) 
Nghi thức hát quốc ca của các em nhỏ trong bài báo đặc biệt ở chỗ: 
- sau hiệu lệnh quốc ca thì hàng trăm cánh tay vươn lên uyển chuyển theo điệu nhạc 
hào hùng “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc...”.
- người câm “hát” bằng tay.
Tuỳ vào cách diễn đạt, HS trả lời đúng nội dung, GV xem xét cho điểm
3. Chi tiết nào trong bài báo khiến em xúc động nhất? (1 điểm) 
*Nội dung: 0.75 điểm
- HS tìm chi tiết và trình bày được cảm xúc gợi lên qua chi tiết đó. Đây là câu hỏi mở, 
giám khảo cần tôn trọng sự lựa chọn và cách bày tỏ cảm xúc của các em. 
- Không ghi nhận điểm đối với những cách trình bày đi ngược lại với tư tưởng, đạo đức.
*Hình thức diễn đạt: 0.25 điểm
4.Từ nghi thức hát quốc ca của các em học sinh trong bài báo, em có suy nghĩ gì về 
thực trạng hát quốc ca của nhiều học sinh trong nhà trường hiện nay. (1.0 điểm) .
Về thực trạng hát quốc ca trong nhà trường hiện nay: HS cần nhìn thấy được 2 thực trạng 
đang diễn ra. 
- HS hát quốc ca nghiêm túc, thể hiện rõ lòng tự hào dân tộc và tình yêu Tổ quốc. 
- Một số HS chưa có ý thức, chưa nghiêm túc khi hát: không thuộc lời, không hát, tư thế 
không đúng, đùa giỡn
Tuỳ vào cách diễn đạt, HS trả lời đúng nội dung, GV xem xét cho điểm.
Phần II (7 điểm)
1/ Đọc bản tin sau:
 Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, của quá trình hội nhập, 
diện mạo văn hoá Việt Nam cũng có những ảnh hưởng nhất định ở hầu khắp mọi lĩnh vực. 
Chỉ riêng với tiếng Việt, chúng ta cũng đã bắt gặp nhiều kiểu văn hoá nói và viết mới lạ. 
Có cái mới thể hiện sự giao lưu ngôn ngữ tiếng Việt với ngôn ngữ nước ngoài như thay 
cho lời nói “được rồi” hay “nhất trí” là “ok”; thay cho câu chào tạm biệt là “bye nhé” 
thì còn có những cái mới thể hiện sự biến đổi đến dễ sợ của ngôn ngữ tiếng Việt như gọi 
số tiền bằng “k”, chê người khác là “cùi bắp”, Những kiểu nói và viết như vậy thực sự 
làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
 Viết văn bản nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ 
của em về hiện tượng được nêu trong bản tin trên. (3 điểm)
 HS có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
 a/Nội dung: (2 điểm).
 -Văn bản thể hiện tốt nội dung, tính liên kết mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục.
 + Biểu hiện những cách nói và viết làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt * Về nội dung: (3 điểm)
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: ước nguyện cống hiến qua hai khổ thơ của Thanh Hải 
và Viễn Phương
 *Khổ thơ của Thanh Hải: 
 + Khát vọng được làm con chim dùng tiếng hót, cánh hoa nhỏ dâng sắc hương cho 
mùa xuân của thiên nhiên đất trời thiết tha, khiêm nhường
 + “Một nốt trầm xao xuyến” trong bản hoà ca âm thầm, lặng lẽ.
 Mùa xuân nhỏ của cuộc đời dâng cho đất nước rất lặng lẽ, tự nguyện.
*Khổ thơ của Viễn Phương: 
 + Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác, để lại chút vui tươi; muốn làm đoá hoa 
toả hương, góp chút hương thơm vào vườn hoa bên Bác Mọi mong ước đều quy tụ lại 
một điểm là được gần bên Bác mãi mãi.
 + “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”: “trung với nước, hiếu với dân” tiếp 
tục con đường xây dựng đất nước của Bác.
*HS có thể triển khai các luận điểm trên theo nhiều cách khác nhau, giám khảo đánh 
giá điểm giữa trên kỹ năng làm bài và nội dung toàn bài của HS.
- Nhận xét về những nét tương đồng và sự khác biệt về nội dung, cách thể hiện tình cảm 
của tác giả.
- Đánh giá, khái quát được những vấn đề đã bàn luận.
 * Về hình thức: (1điểm)
 - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt phải nắm vững thao tác 
phân tích một đoạn trích thơ. (0,25 điểm).
 - Đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, 
giữa các phần phải có sự liên kết; lập luận chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc. (0,25 điểm)
 - Diễn đạt câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, từ ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm. 
(0,25 điểm) 
 - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng 
 - GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá.
 - Không làm bài hoặc làm lạc đề (0 điểm).

File đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_de_so_7.doc