Giáo án dạy học sinh giỏi Lịch sử 9 - Tuần 1+2 - Thanh Thuận

docx 8 trang leduong 08/02/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học sinh giỏi Lịch sử 9 - Tuần 1+2 - Thanh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dạy học sinh giỏi Lịch sử 9 - Tuần 1+2 - Thanh Thuận

Giáo án dạy học sinh giỏi Lịch sử 9 - Tuần 1+2 - Thanh Thuận
 HSG LICH SỬ 9 THCS HOÀNG HOA THÁM
 A. NỘI DUNG CƠ BẢN MÔN LỊCH SỬ- TUẦN 1+ 2
 Chương I Việt Nam trong những năm 1919 - 1930
Bài 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.
I. CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC LẦN THỨ HAI CỦA THỰC DÂN PHÁP:
 1. Bối cảnh
 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp bị tổn thất nặng nề: hàng loạt nhà máy, đường 
sá, cầu cống và làng mạc bị tàn phá, sản xuất công nghiệp bị đình trệ, lạm phát tràn lan, giá cả gia 
tăng.
 Để nhanh chóng khắc phục những thiệt hại, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, chính quyền 
Pháp đã ra sức khôi phục và thúc đẩy sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường đầu tư khai thác 
các nước thuộc địa của Pháp ở Đông Dương và Châu Phi.
 2. Chính sách khai thác của Pháp ở Đông Dương
 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã chính thức triển khai chương trình khai 
thác lần thứ hai ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam;
 Tư bản Pháp đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam với quy mô lớn, trung chủ yếu vào lĩnh 
vực nông nghiệp và khai thác khoáng sản: trong 6 năm (1924 - 1929), tổng số vốn đầu tư vào 
Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam lên đến 4 tỉ Phờ - răng (tăng 6 lần so với 20 năm 
trước chiến tranh).
 Chương trình khai thác lần thứ hai đã làm biến đổi mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam.
 3. Hoạt động đầu tư khai thác lần thứ hai ở Việt Nam
 * Trong nông nghiệp
 Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp mà chủ yếu là lập các đồn điền cao su lên đến 
400 triệu phờ-răng, tăng 10 lần so với trước chiến tranh; diện tích cao su năm 1930 tăng lên 
120.000 ha (năm 1918: 15.000 ha) và nhiều công ty cao su mới ra đời như: Đất Đỏ, Misơlanh, 
Công ty trồng trọt cây nhiệt đới...
 * Trong lĩnh vực khai mỏ
Tư bản Pháp Các công ty than đã có trước đây: tăng cường đầu tư và khai thác.
tập trung đầu 
 tư vào lĩnh Lập thêm nhiều công ty than mới: Công ty than Hạ Long - Đồng Đăng; Công 
vực khai thác ty than và kim khí Đông Dương; Công ty than Tuyên Quang; Công ty than 
 than và Đông Triều.
 khoáng sản
 * Tiểu thủ công nghiệp: Thực dân Pháp mở thêm nhiều cơ sở gia công, chế biến:
 + Nhà máy sợi ở Nam Định, Hải Phòng; nhà máy rượu ở Hà Nội, Nam Định, Hà Đông; 
nhà máy diêm ở Hà Nội, Hàm Rồng, Bến Thủy.
 + Nhà máy đường Tuy Hòa, nhà máy xay xác, chế biến gạo Chợ Lớn.
 * Thương nghiệp:
 Giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh, đặc biệt là ngoại thương: trước chiến tranh, hàng 
hóa Pháp nhập vào Đông Dương chiếm 37%, đến năm 1930 đã lên đến 63%.
 Pháp thực hiện chính sách đánh thuế nặng đối với hàng hoá nước ngoài nhập vào Việt Nam 
để tạo thuận lợi cho hàng hóa Pháp nhập khẩu vào Việt Nam.
 * Giao thông vận tải:
 THANH THUẬN 1 HSG LICH SỬ 9 THCS HOÀNG HOA THÁM
Gòn)), kinh doanh tiền tệ (Ngân hàng Việt Nam ở Nam Kì), Nông nghiệp và khai mỏ (công ty của 
Bạch Thái Bưởi, đồn điền cao su của Lê Phát Vĩnh và Trần Văn Chương).
 Ngay khi vừa mới ra đời giai cấp tư sản Việt Nam đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên 
số lượng ít, thực lực kinh tế yếu, nặng về thương nghiệp và sau một thời gian phát triển thì bị phân 
hoá thành hai bộ phận:
 Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên họ câu kết chặt chẽ với thực dân 
Pháp.
 Tư sản dân tộc: Kinh doanh độc lập, bị chèn ép. Họ có khuynh hướng dân tộc và dân chủ 
và giữ một vai trò đáng kể trong phong trào dân tộc.
 2.3. Giai cấp tiểu tư sản thành thị (Những người buôn bán nhỏ, viên chức, tri thức, học 
sinh, sinh viên...)
 Sau chiến tranh, giai cấp tiểu tư sản phát triển nhảy vọt về số lượng; họ bị tư bản Pháp ráo 
riết chèn ép, khinh rẽ, bạc đãi, đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản và thất nghiệp.
 Họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân và tay sai. Đặc biệt bộ phận học sinh, sinh viên, tri 
thức có điều kiện, khả năng tiếp xúc với các tư tưởng tiến bộ nên có tinh thần hăng hái tham gia 
cách mạng.
 2.4. Giai cấp nông dân (90% dân số)
 Bị đế quốc và phong kiến áp bức bóc lột nặng nề dẫn đến bần cùng hoá và phá sản trên quy 
mô lớn. Một bộ phận trở thành tá điền cho địa chủ - phong kiến, một bộ phận nhỏ rời bỏ làng quê 
vào làm việc trong các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ của tư sản => Trở thành công nhân.
 Họ có mâu thuẫn sâu sắc với đế quốc, phong kiến và sẵn sàng nỗi lên đấu tranh giải phóng 
dân tộc.
 2.5. Giai cấp công nhân
 Giai cấp công nhân ngày càng phát triển. Trước chiến tranh, giai công nhân Việt Nam 
khoảng 10 vạn người, đến năm 1929 tăng lên đến 22 vạn.
 Ngoài những đặc trưng chung của giai cấp công nhân thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam 
còn có những nét riêng:
 + Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân.
 + Chịu sự áp bức bóc lột nặng nề của đế quốc, phong kiến và tư bản người Việt.
 + Kế thừa truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc.
 + Sớm tiếp thu những ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.
 Là một giai cấp mới, nhưng công nhân đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, 
thống nhất, tự giác và vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi theo khuynh hướng 
tiến bộ.
 Tóm lại, Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX, Việt 
Nam có những chuyển biến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. 
Những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, đặc biệt là mâu thuẫn giữa dân tộc 
Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai, đẩy tinh thần cách mạng của đại bộ phận nhân dân Việt 
Nam lên một độ cao mới.
 Câu hỏi và bài tập:
 1. Dưới tác động của đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, tình hình giai 
cấp của xã hội Việt Nam có gì thay đổi?
 2. Thái độ của các giai cấp trong xã hội Việt Nam đối với sự thống trị của thực dân Pháp và 
tay sai? 
 3. Trình bày chính sách đầu tư khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp và tác động của nó 
đến tình hình kinh tế Việt Nam?
 THANH THUẬN 3 HSG LICH SỬ 9 THCS HOÀNG HOA THÁM
 Đây là cuộc bãi công có tổ chức và mục tiêu chính trị rõ ràng, không còn mang tính 
 tự phát, vì mục đích kinh tế đơn thuần như trước đây. Sự kiện này đánh dấu bước 
 chuyển quan trọng của giai cấp công nhân Việt Nam.
 Sự lớn mạnh về quy mô và trưởng thành về tổ chức và chính trị của phong trào công nhân 
Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho quá trình truyền bá và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt 
Nam của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn sau này.
 BÀI 16: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG 
 NĂM 1919 – 1925
I/ Nguyễn Ái Quốc ở Pháp ( 1917 – 1923) :
 - 18/06/1919 NAQ gởi đến HN Vecxai bản yêu sách đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự 
do dân chủ, bình đẳng, quyền tự quyết của dân tộc VN.
- 7/1920 NAQ đọc được sơ thảo lần I những luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa 
- 12/ 1920 tại ĐH Tua Người bỏ phiếu gia nhập QTế III, và sáng lập ĐCS Pháp, đánh dấu bước 
ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến CN M-L
- 1921 sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa.
- 1922 ra báo Người cùng khổ, nhân đạo, đời sống công nhân và bản án chế độ TD P. 
II/ Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô ( 1923 – 1924) :
- 6/ 1923 NAQ sang LX dự HN QTế nông dân, 
- 1924 tại ĐH QTCS lần V Người đã đọc tham luận về nhiệm vụ cách mạng ở các nước thuộc địa 
và mối quan hệ CM ở các nước thuộc địa với ptrào công nhân ở các nước ĐQ.
- Những quan điểm cơ bản của CN Mác –Lênin là bước chuẩn bị chính trị và tư tưởng cho sự 
thành lập chính đảng ở Việt Nam
III. NAQ ở Trung Quốc ( 1924 – 1925)
- Cuối 1924 NAQ về Quảng Châu ( TQ) thành lập Hội VNCMTN trong đó tổ chức CS Đoàn làm 
nòng cốt ( 6- 1925 )
- Trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ, Sáng lập báo thanh niên, in cuốn 
Đường Kách mệnh ( đầu 1927 )
- 1928 Hội VNCMTN tiến hành vô sản nhằm tạo điều kiện cho hội viên tự rèn luyện, truyền bá 
chủ nghĩa M- L , tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh.
IV. Câu 1: Trình bày quá trình thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Ý nghĩa của 
sự thành lập đó.
 1. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
 Sau khi trở về Quảng Châu – Trung Quốc (1/11/1924), Nguyễn Ái Quốc đã tiếp xúc với các 
nhà cách mạng Việt Nam ở đây cùng với một số thanh niên Việt Nam hăng hái mới từ trong nước 
sang.
 Tháng 2/1925, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn một số thanh niên Việt Nam tích cực để tuyên 
truyền giác ngộ họ và lập ra tổ chức “Cộng sản đoàn”.
 Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên, trong 
đó tổ chức “Cộng sản đoàn” là nòng cốt và ra tuần báo Thanh niên làm cơ quan tuyên truyền của 
Hội.
 2. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
 Từ năm 1924 đến năm 1927, Người đã trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, đào tạo 
được 75 thanh niên Việt Nam thành những chiến sĩ cách mạng để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin 
vào Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.
 Đầu năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp những bài giảng trong các lớp đào tạo cán bộ ở 
Quảng Châu và in thành tác phẩm “Đường Cách Mệnh”.
 Nội dung cơ bản của tác phẩm “Đường Cách Mệnh”:
 * Ba tư tưởng cơ bản của cách mạng Việt Nam:
 THANH THUẬN 5 HSG LICH SỬ 9 THCS HOÀNG HOA THÁM
 4. Vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đối với phong trào công nhân và sự ra 
đời của chính đảng vô sản Việt Nam.
 5. Nguyễn Ái quốc đã chuẩn bị về mặt lý luận và tổ chức cho sự thành lập của ĐCS Việt 
Nam sau này như thế nào? 
BÀI 17: CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I/ Bước phát triển mới của phong trào CMVN ( 1926 – 1927) :
- Nhiều cuộc bãi công của công nhân liên tiếp nổ ra như các cuộc bãi công của công nhân nhà máy 
sợi Nam Định, đồn điền cao su Phú Riềng, Cam Tiêm.
- Quy mô- tính chất: thống nhất trong toàn quốc, mang tính chính trị, có sự liên kết với nhau 
(chứng minh sự kiện)
- Phong trào đtranh của nông dân, TTS, và các tầng lớp nhân dân đã kết thành một làn sống chính 
trị trong cả nước, các tổ chức cách mạng lần lượt ra đời. 
II/ Tân Việt CM Đảng ( 7/1928) :
- Hội Phục Việt (7/1915) sau nhiều lần đổi tên đến 7/1928 lấy tên là Tân Việt CM Đảng.
- Thành phần : trí thức trẻ, thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
- Địa bàn hoạt động : Trung Kì.
- Hoạt động : Cử người dự các lớp huấn luyện của hội VNCMTN. Nội bộ diễn ra cuộc đấu tranh 
giữa hai xu hướng : vô sản và tư sản, cuối cùng xu hướng vô sản chiếm ưu thế. Một số đảng viên 
tiên tiến chuyển sang hội VNCMTN tích cực chuẩn bị thành lập Đảng’
* Nội bộ của Tân Việt cách mạng Đảng bị phân hoá mạnh mẽ do tác động của Hội Việt Nam 
Cách Mạng Thanh Niên:
- Một bộ phận lớn theo đường lối vô sản và nhóm này cũng phân thành 2 nhóm:
+ Một nhóm nhỏ gia nhập vào Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên.
+ Nhóm còn lại chuẩn bị thành lập một chính đảng mới theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Bộ phận còn lại theo đường lối dân chủ tư sản.
 III. Việt Nam Quốc dân Đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái
 1. Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập
 Đầu năm 1927, một nhóm thanh niên yêu nước do Phạm Tuấn Tài đứng đầu đã lập ra một 
nhà xuất bản tiến bộ - Nam Đồng thư xã.
 Lúc đầu, họ chưa có đường lối chính trị rõ rệt, nhưng sau đó đã tiếp thu tư tưởng Tam dân 
của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc) và lập ra Việt Nam quốc dân Đảng vào cuối năm 1927. Đây là 
một đảng chính trị theo xu hướng dân chủ tư sản.
 + Mục tiêu của đảng là đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
 + Thành phần của đảng gồm sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, người làm nghề 
tự do, một số nông dân khá giả, thân hào, địa chủ, binh lính sĩ quan người Việt trong quân đội 
Pháp...
 + Về tổ chức, Việt nam Quốc dân Đảng có 4 cấp từ Trung ương xuống chi bộ cơ sở nhưng 
chưa bao giờ trở thành một hệ thống trong cả nước, việc kết nạp đảng viên dễ dàng, lỏng lẽo...
 2. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (02/1930)
 * Nguyên nhân bùng nổ
 Ngày 9/2/1929, ở Hà Nội xảy ra vụ ám sát tên trùm mộ phu Ba – Danh (Bazin), thực dân 
Pháp đã tiến hành đàn áp các tổ chức và đảng phái cách mạng Việt Nam.
 Lực lượng của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị tổn thất lớn trong đợt truy quét này. Thay vì 
phải tập trung để khôi phục và củng cố lực lượng, các yếu nhân còn lại của Đảng này đã quyết 
định dốc hết lực lượng cho một cuộc bạo động với mục tiêu “Không thành công cũng thành nhân”.
 * Diễn biến
 Đêm 9/2/1930, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình. 
Ở Hà Nội có ném bom phối hợp.
 THANH THUẬN 7

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_co_ban_mon_lich_su_lop_9_chuong_i_viet_nam_trong_nh.docx