Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Oxi
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Oxi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề: Oxi

THCS LÝ THƯỜNG KIỆT – TÂN BÌNH BỘ MÔN: HOÁ HỌC 8 I/ LÝ THUYẾT: CHỦ ĐỀ: OXI Kí hiệu hóa học của Oxi: O Công thức phân tử : O2 Nguyên tử khối : 16 Phân tử khối: 32 I. Tính chất vật lí: - Oxi là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí và ít tan trong nước. Oxi hóa lỏng ở -1830C. Oxi lỏng có màu xanh nhạt. II. Tính chất hóa học: a. Tác dụng đơn chất phi kim: 1. Tác dụng với lưu huỳnh: Hiện tượng: Lưu huỳnh cháy sáng trong khí oxi với ngọn lửa màu xanh nhạt. to PTHH: S + O2 SO2 (Lưu huỳnh đioxit) 2. Tác dụng với photpho: Hiện tượng: Photpho cháy trong khí oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột. to PTHH: 4P + 5O2 2P2O5 (Điphotpho pentaoxit) b. Tác dụng với đơn chất kim loại (sắt): Hiện tượng: Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu. to PTHH: 3Fe + 2O2 Fe3O4 (Oxit sắt từ) c. Tác dụng với hợp chất: (mêtan CH4): to PTHH: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O (Mêtan) III. Oxit : 1. Định nghĩa: - Oxit là hợp chất gồm hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi. Ví dụ: SO2 , Na2O , P2O5 , NO2 , Fe3O4. 2. Công thức hoá học: - Ghi thành phần nguyên tố - Ghi hóa trị - Hạ chéo hóa trị (sau khi đã rút gọn) IV II THCS LÝ THƯỜNG KIỆT – TÂN BÌNH Phương pháp đẩy nước Phương pháp đẩy không khí 4. Cách thử: dùng que đóm còn tàn đỏ đưa đến bình chứa khí oxi que đóm bùng cháy. VI. Phân loại phản ứng hóa học: Phản ứng hóa hợp Phản ứng phân hủy Là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 Là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới. 2 hay nhiều chất ban đầu. to t0 4P + 5O2 2P2O5 2KClO3 2KCl + 3O2 VII. Không khí – Sự oxi hoá chậm – Điều kiện phát sinh và biện pháp dập tắt sự cháy: 1. Thành phần không khí: a/ Thí nghiệm: (xem SGK trang 95, 96) b/ Thành phần của không khí: - Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (như hơi nước, khí hiếm, khí cacbonic). c/ Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm: (xem SGK trang 95) 2. Sự oxi hoá chậm: là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. Ví dụ : sự tiêu hóa thức ăn tạo ra năng lượng nuôi dưỡng cơ thể 3. Điều kiện phát sinh và biện pháp dập tắt sự cháy: a. Điều kiện phát sinh sự cháy - Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy . - Phải đủ khí oxi cho sự cháy. b. Biện pháp để dập tắt sự cháy - Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. - Cách li chất cháy với oxi. VIII. Luyện tập: 1. Kiến thức cần nhớ: - Tính chất vật lý, phương trình tính chất hóa học của oxi (chú ý điều kiện của phản ứng). - Điều chế oxi (PTHH, cách thu,cách thử) - Sự oxi hóa, sự cháy, sự oxi hoá chậm - Phân loại phản ứng hóa học (phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy). - Thành phần không khí. THCS LÝ THƯỜNG KIỆT – TÂN BÌNH a. Phần bông để ở miệng ống nghiệm nhằm mục đích gì? b. Có thể thay Kali pemanganat bằng chất nào để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm? Bài 6: Quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm sau: a. Khí A là khí rất cần thiết cho sự sống của con người và động vật, cần để đốt cháy nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. Hãy cho biết khí A có tên gì? Vì sao có thể thu khí A bằng cách dời chỗ nước (đẩy nước)? b. Chất X có thể là chất nào? Viết phương trình hóa học minh họa. Bài 7: Nhiệt phân hết m (g) KClO3 thu được 3,36 lít khí oxi (ở đktc). a. Lập phương trình hóa học của phản ứng và cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào ? b. Tính giá trị m. c. Lượng khí oxi ở trên đốt cháy được bao nhiêu gam photpho, biết phản ứng đốt cháy photpho xảy ra hoàn toàn. (K = 39 ; Cl = 35,5; O = 16; P =31) Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn m (g) sắt trong không khí tạo ra 23,2g oxit sắt từ (Fe3O4). a. Viết phương trình hóa học của phản ứng trên. b. Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng. c. Tính thể tích khí oxi (ở đktc) đã tham gia đốt cháy lượng sắt trên. (Fe = 56 ; O = 16)
File đính kèm:
giao_an_hoa_hoc_lop_8_chu_de_oxi.docx