Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23, Tiết 85: Thêm trạng ngữ cho câu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23, Tiết 85: Thêm trạng ngữ cho câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23, Tiết 85: Thêm trạng ngữ cho câu

NGỮ VĂN 7-HK2 Tuần 23 Tiết 85: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU I/ Đặc điểm của trạng ngữ 1/Tìm hiểu ví dụ : SGK trang 39 a/ Các trạng ngữ có trong 2 đoạn văn : - dưới bóng tre xanh: chỉ nơi chốn - đời đời , kiếp kiếp: chỉ thời gian - đã mấy nghìn năm: chỉ thời gian - từ nghìn đời nay: chỉ thời gian b/Ví dụ bổ sung: Xác định trạng ngữ trong các câu sau và cho biết công dụng của mỗi trạng ngữ đó. -Vì sự sống, đàn ong bay đi tìm mồi . TN ->Trạng ngữ chỉ nguyên nhân - Để lấy mật, đàn ong bay đi tìm mồi. TN->Trạng ngữ chỉ mục đích - Bằng đôi cánh mỏng, đàn ong bay đi tìm mồi . TN -> Trạng ngữ chỉ phương tiện -Một cách vội vã, đàn ong bay đi tìm mồi . TN ->Trạng ngữ chỉ cách thức TIẾT 86,87: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH I/ Mục đích và phương pháp chứng 1/Trong đời sống - Khi bị hoài nghi, nghi ngờ người ta cần chứng minh. - Mục đích: làm cho người khác tin. - Phương pháp: dùng vật chứng, nhân chứng để chứng minh. - Chứng minh trong đời sống là dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng minh 1 điều gì đó là đáng tin. 2/Trong văn nghị luận a.Tìm hiểu văn bản: Đừng sợ vấp ngã (SGK trang 41) a/ Luận điểm: Đừng sợ vấp ngã b/ Cách lập luận: Chỉ ra kinh nghiệm bản thân cho mọi người, ai cũng từng vấp ngã do đó bạn đừng sợ vấp ngã. -Đưa ra dẫn chứng: Oan Đi-xnay, Lu-I Pa-xto, Lep Tôn-xtoi, Hen-ri-pho – những người nổi tiếng không sợ vấp ngã. => Dẫn chứng rất xác thực, được mọi người thừa nhận. b.Bài học - Trong văn nghị luận chứng minh là 1 phép lập luận dùng dẫn chứng đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy. Ghi nhớ: SGK/42 II/Luyện tập (SGK/43) Tìm hiểu văn bản: Không sợ sai lầm a/ Bài văn này nêu lên luận điểm gì ? Tìm những câu văn mang luận điểm. TIẾT 88: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (Tiếp theo) I/ Công dụng của trạng ngữ 1/Tìm hiểu ví dụ: (SGK/45,46) a/ - Thường thường: trạng ngữ chỉ thời gian -Vào khoảng đó: trạng ngữ chỉ thời gian - Sáng dậy: trạng ngữ chỉ thời gian - Trên giàn hoa lí: trạng ngữ chỉ nơi chốn - Chỉ độ tám chín giờ sáng: trạng ngữ chỉ thời gian -Trên nền trời trong trong: trạng ngữ chỉ nơi chốn =>Không nên lược bỏ trạng ngữ vì nếu lược bỏ trạng ngữ thì nội dung đoạn văn không đầy đủ. b/ Về mùa đông: trạng ngữ chỉ thời gian =>Không nên lược bỏ trạng ngữ vì bỏ trạng ngữ nội dung câu văn sẽ không chính xác (người đọc sẽ hiểu lầm là mùa nào lá bàng cũng có màu đồng hun). c/ Ví dụ bài tập1 (SGK/47): -Ở loại bài thứ nhất, ở loại bài thứ hai: trạng ngữ chỉ nơi chốn =>Không nên lược bỏ trạng ngữ vì nó có tác dụng nối kết các câu, các đoạn văn làm cho bài văn được mạch lạc. 2/Bài học : Ghi nhớ: SGK/46 II/ Tách trạng ngữ thành câu riêng 1/Tìm hiểu ví dụ: (SGK/46) -Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
File đính kèm:
giao_an_ngu_van_lop_7_tuan_23_tiet_85_them_trang_ngu_cho_cau.docx