Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Chủ đề: Chương trình địa phương

doc 25 trang leduong 12/08/2024 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Chủ đề: Chương trình địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Chủ đề: Chương trình địa phương

Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Chủ đề: Chương trình địa phương
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG KHỐI 9
 I. PHẦN VĂN
 Văn học địa phương
 Các tác giả, tác phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc vùng đất Gia Định- Đồng 
 Nai- Bến Nghé xưa:
 Đỗ Trung Quân
 Sơn Nam
 II. PHẦN TIẾNG VIỆT
 Tìm hiểu ngôn ngữ Nam bộ trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh 
 III. PHẦN TẬP LÀM VĂN
 Thuyết minh 
 IV. PHẦN TIẾNG VIẸT
 PHẦN VĂN
 CÁC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 (hoặc vùng đất Gia Định- Đồng Nai- Bến Nghé xưa)
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 - Hiểu thêm về một số tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học địa 
 phương.
 - Hiểu biết về phong cách sáng tác, ngôn ngữ văn học của tác giả ở Miền Nam
 - Qua các tác phẩm giúp các em hiểu được đặc điểm của vùng miền Nam Bộ, con người 
 Nam Bộ.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Phân chia nhiệm vụ theo nhóm và hướng dẫn học sinh tìm hiểu , sưu tầm 
 một số tác giả, tác phẩm ở Miền Nam Bộ. Cho học sinh thuyết trình bằng PP. Máy 
 chiếu.
 - Học sinh: Sưu tầm các tác giả theo sự hướng dẫn của giáo viên. Soạn PP trình chiếu 
 để thuyết trình. Máy laptop.
 III. Tiến trình tổ chức dạy học
 1. Ổn định lớp
 2. Thực hiện bài chương trình địa phương:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhà văn Sơn Nam
NHÓM 1: THUYẾT TRÌNH TÁC GIẢ SƠN NAM,
TÁC PHẨM “HƯƠNG RỪNG CÀ MAU”
 1. Tiểu sử
 Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài (nhân viên hộ tịch viết sai thành Phạm 
 Minh Tày) (11 tháng 12 năm 1926 - 13 tháng 08 năm 2008) là một nhà văn, nhà báo, 
 nhà khảo cứu Việt Nam.
 1 Sơn Nam là một trong số những nhà văn từng sống ở đô thị miền Nam nhưng tác 
 phẩm vẫn được in liền mạch sau giải phóng, điều đó không phải dễ. Trước hết, tác phẩm 
 của Sơn Nam không thuộc dạng a dua. Sống dưới chế độ ấy mà tránh được lối viết ấy 
 quả là rất cao tay. Có lần người viết bài này hỏi vậy, Sơn Nam cười nhẹ, cũng chẳng 
 giỏi giang gì đâu mà tôi chủ yếu viết về phong tục, về lịch sử khai khẩn đất đai Nam Bộ, 
 và nếu là truyện thì đi vào tầng lớp nông dân, dân nghèo thành thị. 
 Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghiệp sáng tác, những trang viết của ông không đơn 
thuần là sự giải trí cho độc giả mà còn là những khảo cứu, khám phá về mảnh đất 
phương Nam. Là người Nam Bộ chính gốc nên nhà văn Sơn Nam là người am hiểu quá 
trình hình thành dải đất này. Những sáng tác của ông mang hơi thở của thiên nhiên, của 
văn hóa và con người Nam Bộ được thể hiện qua giọng văn giản dị, mộc mạc...
— Theo N.A.Đ, Tiền Phong
 4. Nhận xét đóng góp của nhà văn
 Nhà văn Nguyễn Trọng Tín, vốn là bạn văn, và là người ngưỡng mộ tài năng của Sơn 
Nam, ông nhận xét: "Nhà văn Sơn Nam là một trong hai người còn lại hiểu biết nhiều về 
Nam Bộ. Ông có nhiều cống hiến cho văn chương và là người đứng đầu trong số các nhà 
văn Nam bộ. Bên cạnh sự nghiệp sáng tác, ông còn rất nhiều công trình khảo cứu và sưu 
tập về văn hoá Nam Bộ. Ðặc biệt, ông là người hiểu biết quá trình hình thành dải đất 
Nam Bộ. Từ hiểu biết uyên bác đó ông lại thể hiện bằng những trang viết rất giản dị 
khiến nhiều tầng lớp độc giả đều đọc và dễ hiểu tác phẩm của ông". "Trong số những 
sáng tác của nhà văn Sơn Nam thì tôi thích nhất là truyện ngắn Hương rừng Cà Mau - 
đây là tập truyện ngắn được xếp ở vị trí cao trong số những tác phẩm văn học đặc sắc 
nhất của Nam Bộ. Hồi còn nhỏ, tôi đọc tác phẩm của ông là vì mình thích, lớn lên khi 
bước vào nghiệp văn chương tôi đọc tác phẩm của Sơn Nam như một cách học làm nghề. 
Tôi học ông về cách viết văn, về cách ứng xử của người viết văn Nam Bộ".
 5. Giới thiệu tác phẩm “ Hương rừng Cà Mau”
 Tập truyện "Hương rừng Cà Mau" đã ghi dấu ấn đậm nét một thời ông cha ta khai 
hoang mở cõi vùng đất phương Nam, mở ra một chân trời mới cho những người đến lập 
nghiệp và sinh sống với những câu chuyện li kì, hấp dẫn bằng cách viết mộc mạc mang 
đậm dấu ấn phương ngữ Nam Bộ của nhà văn phương Nam.
 Hương rừng Cà Mau là tuyển tập gồm 64 truyện ngắn viết về vùng đất Nam Bộ [3]. 
Xuyên suốt cuốn sách là những mẩu chuyện về đời sống hằng ngày của người dân đã 
được Sơn Nam quan sát, góp nhặt lại thành cả kho tàng quý giá. Các truyện ngắn trong 
Hương rừng Cà Mau có thể được chia theo hai chủ để chính, đó là chủ đề về con người 
Nam Bộ trong quá trình chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt, trong chủ đề này gồm những 
truyện ngắn tiêu biểu như : Bắt sâu rừng U Minh Hạ, Cao khỉ U Minh, Cái tổ ong, Con 
sấu cuối cùng, Con heo khịt, Giấc mơ ngoài bãi tha ma, Hai con cá, Một cuộc bể dâu, 
Mùa len trâu, Ruộng Lò Bom, Sông Gành Hào, Tháng chạp chim về ...Chúng ta có thể dễ 
dàng bắt gặp những hình ảnh điển hình của thiên nhiên Nam Bộ trong chủ đề này, đó là 
khung cảnh: “ sấu ở giữa rừng nhiều như trái mù u chín rụng”trong Bắt sấu rừng U 
Minh Hạ, là những con ma “ ở truồng, bỏ tóc xõa, đứng trên ngọn cỏ mà múa” trong 
 3 quan trọng của Sơn Nam không chỉ trên văn đàn học thuật mà còn ở cả bộ môn nghệ 
thuật thứ bảy. Tuy đã ra đi nhưng những giá trị văn học nghệ thuật Sơn Nam mang lại 
cho nước nhà vẫn còn sống mãi trong lòng mọi người, đúng như điều ông đã từng khẳng 
định: “ không có người miền Nam mà chỉ có người Việt Nam”
 Tập truyện viết về đất và những con người Nam Bộ. Một tập truyện mà hầu như ai 
cũng yêu thích, nó lôi cuốn đọc giả từ đầu đến cuối. Tác phẩm không phải là những trang 
lãng mạn, những câu chuyện tình lâm li bi đát, cũng không đồ sộ nhưng đọc tác phẩm, ta 
cảm nhận được thế giới riêng của vùng sông nước, cách dựng truyện đơn giản nhưng hấp 
dẫn, mỗi truyện có chi tiết rất ấn tượng và thấy cả sức sống mãnh liệt của những người đi 
mở đất phương Nam, cuộc sống mới nơi đất rừng “sơn lam chướng khí” và thấy cả hào 
khí của tầng lớp lưu dân trên vùng đất Nam Bộ. Nhà văn Nguyễn Trọng Tính từng nói: 
“ Trong số những sáng tác của nhà văn Sơn Nam thì tôi thích nhất truyện ngắn Hương 
rừng Cà Mau- Đây là tập truyện ngắn được xếp ở vị trí cao trong số những tác phẩm văn 
học đặc sắc nhất của Nam Bộ. Hồi còn nhỏ, tôi đọc tác phẩm của ông là vì mình thích, 
lớn lên khi bước vào nghiệp của văn chương tôi đọc tác phẩm của Sơn Nam như một 
cách học làm nghề. Tôi học ông cách viết văn, về cách ứng xử của người viết 
văn Nam Bộ”.
 *Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhà thơ và tác phẩm của Đỗ Trung Quân
NHÓM 2: THUYẾT TRÌNH TÁC GIẢ , TÁC PHẨM
NHÀ THƠ ĐỖ TRUNG QUÂN
 1.Tiểu sử:
 Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài 
thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng 
hồng... Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những chương 
trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.
 Ông sinh tại Sài Gòn. Đỗ Trung Quân vừa là bút danh vừa là tên thật của ông. 
Theo bài phỏng vấn trên báo Vietnam News giữa năm 2005 thì trong khai sinh của ông 
không có tên cha. Ông được mẹ là bà Đỗ Thị Hảo nuôi lớn đến năm 15 tuổi thì mẹ mất. 
Ông tiếp tục mưu sinh và sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông vào học tại Đại học Vạn Hạnh.
 Năm 1979, ông tham gia phong trào Thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác. 
Một số bài thơ do ông sáng tác trở thành nổi tiếng như Hương tràm (1978).
 2. Tác phẩm 
Hương tràm (1978), Vũ Hoàng phổ nhạc
Bài học đầu cho con (1986), Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành bài "Quê hương"
Chút tình đầu (1984), Vũ Hoàng phổ nhạc thành bài Phượng hồng (1988)
Khúc mưa, Phú Quang phổ nhạc
Những bông hoa trên tuyến lửa, Nguyễn Cửu Dũng phổ nhạc
Hiện ông đang công tác tại báo Sài Gòn tiếp thị và chủ trang blog nổi tiếng chungdokwan
 5 anh đã bao lần dừng lại trên phố quen Bài thơ này xin thắp một bình minh 
ngã nón đứng chào xe tang qua phố trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối 
ai mất mẹ? bài thơ như một nụ hồng 
sao lòng anh hoảng sợ Con cài sẵn cho tháng ngày 
tiếng khóc kia bao lâu nữa sẽ tới !
của mình? 
Hoa và đất
Cha gọi con là nụ hoa Khi ấy 
Cha gọi con là ngọn gió phía sau vừng sáng của con là bóng mẹ 
Cha gọi con là mặt trời rất âm thầm 
Cha gọi con bằng tất cả Mẹ không làm thơ không viết văn 
Những từ ngữ đẹp nhất trên đời. nên chỉ gọi con bằng con của mẹ. 
 Đôi mắt mẹ thâm quầng thiếu ngủ 
Những buổi mai bao nhiêu đêm con khó nhọc trong người 
Cha vẫn đạp xe đi làm mẹ gầy đi, mẹ nhỏ nhoi 
Cha kể chuyện con trong quán cà-phê đi đứng, vào ra như chiếc bóng 
Buổi chiều đi làm về để dành cho cha niềm hạnh phúc 
Cha vẫn làm công việc thường ngày trên cho cha chạy nhảy trong nhà 
bàn viết cho cha đích thực được làm cha 
Và vẫn lén hôn con mẹ tiêu hao quá nhiều sinh lực 
Dù biết rằng râu ria sẽ làm giật mình - con cha chỉ thức vài hôm 
khóc Mẹ có mấy khi được ngủ 
Con là một diệu kỳ nằm xuống, ngồi lên đêm hóa thành ngày 
Cha gọi con là nụ hoa dòng sữa dành cho con 
Là mặt trời - là ngọn gió mẹ nổi gân tay 
Khi rảnh rỗi cha vẫn giành phần giặt tã Đã có bài thơ nào cho mẹ của con đây 
Đẩy nôi cho con yên giấc trưa hè Cha không nhớ ra một điều đơn giản nhất 
Dù vì con, cha có hơi già nụ hoa nào có thể ra đời 
Soi gương thấy râu mọc bất ngờ như cỏ thiếu sự cưu mang của đất.
Không sao ...Có những dòng lệ nhỏ 
Cha vẫn gọi con là ngọn gió Khiến đá hóa trái tim 
là ánh sáng, là bầu trời Có nỗi buồn triền miên 
Con là tất cả trên đời Làm trái tim hóa đá...
là tất cả. 
Chút Tình Đầu
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa mười tám
phượng Thuở chẳng ai hay thầm lặng - mối 
Em chở mùa hè của tôi đi đâu? tình đầu
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 
 7 3. Tác phẩm “ Bài học đầu cho con”
 Bài thơ Quê hương được đăng lần đầu vào năm 1986 với tên gọi là Bài học đầu 
 cho con.
 Vào đầu thập niên 1990, bài thơ này được phổ nhạc và trở nên nổi tiếng, được 
 rất nhiều người yêu mến.
 Những lời thơ về quê hương đã theo năm tháng tuổi thơ đi vào tâm hồn mỗi 
người. Bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân là một trong những giai đoạn ngọt 
ngào và dịu dàng dành cho ký ức ngày xưa. Những gì gần gũi, bình dị và thiết tha 
nhất qua lời ngâm của bà, lời ru của mẹ – đó chính là quê hương. 
 Bài học đầu cho con được cất lên bằng những câu thơ giản dị và thân thương. 
Đó là câu hỏi rất đỗi ngọt ngào và nặng lòng. Quê hương là gì? Là gì mà ai đi xa cũng 
nhớ. Chỉ với một câu hỏi tu từ nhưng lại chứa đựng biết bao nhiêu ý nghĩa trong đó.
 Quê hương là chùm khế ngọt
 Khế ngọt là một trong những thức quà quê giản dị nhưng lại là ký ức tuổi thơ 
của biết bao đứa trẻ. Cái vị thanh mát của khế cũng đã làm than mát lòng ta. Nó cũng 
mang hương vị của những câu ca dao, cổ tích, và cũng là dư vị của tình nghĩa con 
người. Và đó chính là quê hương là nơi ta được sinh ra và lớn lên.
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
 Chính nơi ấy ta cũng đã đi qua các con đường bớm rợp vàng bay. Hình ảnh 
những con bướm vàng cũng vô cùng gần gũi và chân thực. Nó là đặc sắc của làng quê 
mà thành phố khó lòng có được. Điều này làm ta liên tưởng tới hình ảnh quê hương 
trong bài thơ của Giang nam. Cũng làm ta nhớ tới những câu thơ của Huy Cận.
 Quê hương là con diều biếc
 Và Bài học đầu cho con cũng dạy con rằng, quê hương là con diều biếc. Nó 
bình dị và cứ thế chao nghiêng trên bầu trời của tuổi thơ. Và quê hương cũng là những 
cánh đồng bát ngát hương lúa. Và cũng là con đò nhỏ khua nước bên sông. Đó là 
những hình ảnh vô cùng bình dị và tinh tế.
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
 Và quê hương cũng chính là cầu tre nhỏ, là hoa vàng hoa bí Là những điều vô 
cùng giản dị và thân thương trong lòng mỗi người. Chính đó là quê hương nơi chôn 
rau cắt rốn. Với các vần thơ này ta thấy được một hình ảnh quê hương tươi đẹp với 
hoa bí vàng, với giậu mồng tơi, với những cánh hoa râm bụt.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
 Bài học đầu cho con là những bài học dạy con biết yêu quê hương. Qua bài 
thơ ta cảm nhận được tình cảm của thi sĩ đối với mảnh đất quê hương thân thương của 
mình
 Hoạt động 3 : Giáo viên nhận xét, đánh giá .
Nhóm 1, Nhóm 2
 9

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_chu_de_chuong_trinh_dia_phuong.doc