Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020
Kế hoạch tuần: 24 Thứ hai ngày 6 tháng 4 năm 2020 Tập đọc Vẽ về cuộc sống an toàn -Học sinh đọc toàn bài -Học sinh đọc thầm đoạn 1 và đoạn 2 (từ UNICEF Việt Nam Kiên Giang,...) và trả lời câu hỏi: +Câu 1: Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì? Trả lời: Em muốn sống an toàn. +Câu 2: Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào? Trả lời: Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban Tổ chức. -Học sinh đọc đoạn 3 và đoạn 4 (từ Chỉ cần điểm qua sáng tạo đến bất ngờ.) và trả lời câu hỏi: +Câu 3: Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi? Trả lời: Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ an toàn, Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường, Chở ba người là không được,) +Câu 4: Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em? Trả lời: Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.) +Câu 5: Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì? Trả lời: Những dòng in đậm trên bản tin có tác dụng: +Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc. +Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin. -Các em đọc thầm lại cả bài và trả lời câu hỏi: +Bài đọc có nội dung chính là gì? Trả lời: Bài đọc nói về sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn. Ánh sáng cần cho sự sống Ánh sáng cần cho sự sống (tt) Bài 1: Ánh sáng cần cho sự sống HĐ1: Vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật: Các em quan sát H1/94 SGK: Em có nhận xét gì về cách mọc của cây đậu? Các cây đậu khi mọc đều hướng về nơi có ánh sáng. Thân cây nghiêng hẳn về phía có ánh sáng. ➢ Cây có đủ ánh sáng sẽ phát triển bình thường, lá xanh thẵm, tươi. ➢ Cây sống ở nơi thiếu ánh sáng bị héo lá, úa vàng, bị chết. ➢ Không có ánh sáng, thực vật sẽ không quang hợp được và sẽ bị chết. Kết luận: Ánh sáng rất cần cho sự sống của thực vật. HĐ2: Nhu cầu về ánh sáng của thực vật: Quan sát H3,4/95 SGK: Em cho biết cây nào sẽ xanh tốt hơn? Vì sao? Cây trong H3 sẽ xanh tốt hơn, vì có ánh sáng chiếu vào. ➢ Các cây cần nhiều ánh sáng: cây ăn quả, cây lúa, cây ngô, cây đậu, cây lấy gỗ, ➢ Các cây cần ít ánh sáng: cây gừng, cây riềng, cây lá lốt, một số loài cỏ, Kết luận: Nhờ nhu cầu cần ánh sáng của mỗi loài cây khác nhau mà người ta đã ứng dụng những kiến thức khoa học để tìm ra những biện pháp kỹ thuật trồng trọt đem lại hiệu quả năng suất cao. Điều gì xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng? Thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống. Ghi nhớ: Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống. Mặt Trời đem lại sự sống cho thực vật, thực vật lại cung cấp thức ăn, không khí sạch cho động vật và con người. Bài 2: Ánh sáng cần cho sự sống (tt) HĐ1: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người: Các em quan sát H1,2/96 SGK: Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người? Ánh sáng giúp ta: nhìn thấy mọi vật, phân biệt dược màu sắc, phân biệt được kẻ thù, phân biệt được các loại thức ăn, nước uống, nhìn thấy được các hình ảnh của cuộc sống. Ánh sáng còn giúp cho con người khỏe mạnh, có thức ăn, sưởi ấm cho cơ thể,.. - Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng Mặt Trời? Thứ ba ngày 7 tháng 4 năm 2020 Toán Phép trừ phân số (tt) 4 2 Ví dụ : - Đây là phép trừ hai phân số khác mẫu số 5 3 Ta đưa phép trừ này về phép trừ hai phân số cùng mẫu số: • Quy đồng mẫu số hai phân số: 4 4 x 3 12 2 2x 5 10 = = ; = = 5 5 x 3 15 3 3 x 5 15 4 2 12 10 2 • Trừ hai phân số: - = - = 5 3 15 15 15 Ghi nhớ: Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ hai phân số đó. Luyện tập 1. Tính: 4 1 5 3 8 2 5 3 a) - b) - c) - d) - 5 3 6 8 7 3 3 5 6 2. Trong một công viên có diện tích đã trồng hoa và cây xanh, trong đó 7 2 diện tích của công viên đã trồng hoa. Hỏi diện tích để trồng cây xanh là bao 5 nhiêu phần diện tích của công viên? Luyện từ và Câu Câu kể Ai là gì? I.Mục tiêu bài học: - Học sinh hiểu được tác dụng và cấu tạo của câu kể Ai là gì? - Nhận dạng đúng câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn. - Biết đặt câu kể Ai là gì? Để giới thiệu hoặc nhận định về một người, một vật. II.Hướng dẫn tự học: -Bước 1: Em mở SGK/ 57, đọc thầm đoạn văn và gạch dưới 3 câu kể Ai là gì? được in nghiêng trong đoạn văn. -Bước 2: Trong 3 câu trên, câu nào dùng để giới thiệu; câu nào dùng để nhận định về bạn Diệu Chi? ( Câu giới thiệu bạn Diệu Chi: Câu 1; 2- Câu nhận định bạn Diệu Chi: câu 3). Bước 3:Em tìm chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu. -Câu 1: Đây / là bạn Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. CN VN Câu 2: Bạn Diệu Chi / là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. CN VN Câu 3: Bạn ấy / là một họa sĩ nhỏ đấy! CN VN -Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? trả lời cho câu hỏi nào? Ai ( con gì, cái gì)? -Vị ngữ trong câu kể Ai là gì ? trả lời cho câu hỏi nào? Là gì ( là ai, là con gì)? Bước 4: Em nêu tác dụng của câu kể Ai là gỉ? Cấu tạo của câu kể Ai là gì? Ghi nhớ: 1. Câu kể Ai là gì ? gồm 2 bộ phận: Chủ ngữ và vị ngữ Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)? Vị ngữ trả lời câu hỏi: Là gì ( là ai, là con gì)? 2. Câu kể Ai là gì? được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó. III. Luyện tập: Bài 1/57: Em đọc câu 1a; 1c và dùng bút chì gạch dưới các câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn. ( Gạch vào sách giáo khoa) Bài 2/ 58: ( Em làm bài này vào vở!) Em dùng câu kể Ai là gì ? giới thiệu về các bạn trong lớp em ( hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em). Ví dụ: Quang Khôi là lớp trưởng lớp em. Bạn ấy rất chăm chỉ. V.Bài tập phát triển tư duy: Phân biệt sự giống và khác nhau giữa 3 kiểu câu kể đã học. ( Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào? ) Tập đọc Đoàn thuyền đánh cá -Học sinh đọc toàn bài. -Học sinh đọc thầm bài thơ và trả lời các câu hỏi: +Câu 1: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó? Trả lời: Đoàn thuyền ra khơi vào lúc hoàng hôn. Câu thơ Mặt trời xuống biển như hòn lửa cho biết điều đó. Mặt trời xuống biển là thời điểm mặt trời lặn. +Câu 2: Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào? Em biết điều đó nhờ những câu thơ nào? Trả lời: Đoàn thuyền trở về vào lúc bình minh. Những câu thơ Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng; Mặt trời đội biển nhô màu mới cho biết điều đó. Sao mờ, mặt trời đội biển nhô lên là thời điểm bình minh, những ngôi sao đã mờ, ngắm mặt biển có cảm tưởng mặt trời đang nhô lên từ đáy biển.) +Câu 3: Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển. Trả lời: Các câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa – Sóng đã cài then, đêm sập cửa – Mặt trời đội biển nhô màu mới – Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. +Câu 4: Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào? Trả lời: +Đoàn thuyền ra khơi, tiếng hát của những người đánh cá cùng gió làm căng cánh buồm: Câu hát căng buồm cùng gió khơi. +Lời ca của họ thật hay, thật vui vẻ, hào hứng: Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. +Công việc kéo lưới, những mẻ cá nặng được miêu tả thật đẹp: Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. +Hình ảnh đoàn thuyền thật đẹp khi trở về: Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. -Các em đọc thầm lại cả bài và trả lời câu hỏi: +Tìm nội dung chính của bài? Trả lời: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển, vẻ đẹp của những người lao động trên biển. Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ nhé! Địa lí Thành phố Hồ Chí Minh Hoạt động 1: Thành phố lớn nhất cả nước ❖ Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng đồng bằng Nam Bộ. Học sinh dựa vào tranh, ảnh, SGK, bản đồ. Hãy nói về thành phố Hồ Chí Minh: +Thành phố nằm trên sông nào? Sông Sài Gòn. + Thành phố đã có bao nhiêu tuổi? Trên 300 tuổi. + Thành phố được mang tên Bác vào năm nào? Năm1976 + Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với những tỉnh nào? Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tiền Giang. + Từ thành phố có thể đi đến tỉnh khác bằng những loại đường giao thông nào? Đường sắt, ô tô, thủy. + Dựa vào bảng số liệu hãy so sánh về diện tích và số dân của Thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố khác? Diện tích và số dân của Thành phố Hồ Chí Minh lớn hơn các thành phố khác. Hoạt động 2: Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn. ❖Học sinh dựa vào tranh, ảnh, biểu đồ và vốn hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau: + Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh? Điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may,... + Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước? Nơi này tập trung các ngành công nghiệp, hoạt động thương mại cũng rất phát triển với nhiều chợ và siêu thị lớn, có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn lớn vào bậc nhất nước ta. + Nêu dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm văn hóa, khoa học lớn? Có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, có nhiều rạp hát, rạp chiếu phim, có nhiều khu vui chơi giải trí hấp dẫn.... + Kể tên một số trường Đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh? Trường Đại học Luật, Đại học Sư phạm, khu vui chơi giải trí như: Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên,... Các em cần học ghi nhớ: Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sồng Sài Gòn. Đây là thành phố và trung tâm công nghiệp lớn nhất của đất nước. Các sản phẩm công nghiệp của thành phố rất đa dạng, được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và xuất khẩu. Luyện tập 1.Tính (theo mẫu): 2 3 12 a) 3 + b) + 5 c) + 2 3 4 21 4 3 4 15 4 19 Mẫu: 3 + = + = + = 5 1 5 5 5 5 2 3 1. Một hình chữ nhật có chiều dài m, chiều rộng m. Tính nửa chu vi 3 10 của hình chữ nhật đó. Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2020 Toán Luyện tập chung 1. Tính: 3 9 3 2 a) + b) - 5 8 4 7 2. Tính: 7 5 2 a) - b) 1 + 3 6 3 3. Tìm X: 4 3 3 11 25 5 a) X + = b) X - = c) – X = 5 2 2 4 3 6
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_4_tuan_24_nam_hoc_2019_2020.docx