Giáo trình Tin học Lớp 8 - Bài 1: Làm quen với môi trường lập trình Scratch (Tiếp theo)

docx 13 trang leduong 22/12/2024 30
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Tin học Lớp 8 - Bài 1: Làm quen với môi trường lập trình Scratch (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tin học Lớp 8 - Bài 1: Làm quen với môi trường lập trình Scratch (Tiếp theo)

Giáo trình Tin học Lớp 8 - Bài 1: Làm quen với môi trường lập trình Scratch (Tiếp theo)
 Tổng quan Scratch
 MỤC ĐÍCH - MISSION của nhóm thiết kế Scratch:
 Chúng tôi hỗ trợ một công cụ lập trình mới 
 giúp trẻ suy nghĩ hợp lý hơn, hệ thống hơn, 
 sáng tạo hơn, làm việc nhóm và rèn luyện các 
 kỹ năng cần thiết trong xã hội hôm nay.
 Phần mềm, môi trường Scratch có thể chạy, thực hiện 
 theo các cách sau:
1. Tải phần mềm Scratch Offline để chạy như một ứng dụng độc lập trên máy tính.
2. Vào địa chỉ https://scratch.mit.edu/ và nháy lên lệnh Create để vào cửa sổ lập trình của 
Scratch trực tuyến (Scratch online). 
1. Scratch là gì ?
Scratch là một môi trường, ngôn ngữ lập trình "kéo thả" mới xuất hiện trên thế giới và 
cũng rất mới đối với Việt Nam. Môi trường lập trình này rất đặc biệt vì nó thích hợp 
cho mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề và trình độ. Vì sao mọi người cần học môi trường 
lập trình này? Vì sao Scratch lại thích hợp cho lứa tuổi thiếu nhi, thiếu niên và phù 
hợp cho việc đưa các kiến thức lập trình cho các bậc học này? 
Môi trường và ngôn ngữ lập trình Scratch do nhóm nghiên cứu Lifelong Kindegarden 
Group thuộc đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) thiết lập đầu năm 
2008. Ý tưởng ban đầu của nhóm chỉ là thiết lập một ngôn ngữ lập trình mới, đơn 
giản, chỉ dùng kéo thả, dành cho trẻ con để thiết lập trò chơi, phim hoạt hình, ứng 
dụng đơn giản, kích thích sự sáng tạo trong môi trường làm việc nhóm của trẻ. 
Tuy nhiên Scratch chỉ thực sự bùng nổ từ năm 2014 khi một số quốc gia như Anh, Mỹ 
đã đổi mới đột phá chương trình giảng dạy môn Tin học trong nhà trường, đưa nội 
dung kiến thức Khoa học máy tính vào nhà trường ngay từ cấp Tiểu học. Một trong 
những đề nghị quan trọng nhất của các chương trình này là cần đưa các ngôn ngữ lập 
trình đơn giản, dạng kéo thả như Scratch vào giảng dạy trong nhà trường ngay từ Tiểu 
học. Việc điều chỉnh chương trình môn Tin học này đã kéo theo sự gia tăng bùng nổ 
của Scratch trên phạm vi toàn thế giới. Số lượng học sinh đăng ký tham gia trang 
Scratch tăng đột biến cả về số lượng và chất lượng. Thực tế đã chứng minh tính hấp 
dẫn của các môi trường lập trình kéo thả như Scratch, sự đam mê lập trình của trẻ nhỏ. 
Scratch vô cùng thích hợp cho trẻ lứa tuổi từ 6 đến 14, tức là các cấp Tiểu học, THCS 
của Việt Nam. Chính vì vậy trong Chương trình đổi mới giáo dục của Việt Nam sau 
2018, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng đã quyết định đưa nội dung kiến thức Khoa học 
máy tính trong môn Tin học vào ngay từ cấp Tiểu học, và những ngôn ngữ lập trình 
kéo thả như Scratch sẽ là một lựa chọn tốt cho các nhà trường và học sinh.
2. Vài thông tin về môi trường và dự án Scratch B1. Chuyển động với nhân vật
Chúng ta bắt đầu quan sát nhân vật chính (con Mèo) trên nền sân khấu.
Bên phải là cửa sổ lệnh, hay chính là nơi ta cần "lập trình" để điều khiển hoạt động 
của nhân vật.
Chúng ta bắt đầu bằng lệnh chuyển động nhân vật.
- Nháy chuột chọn nhóm lệnh Motion.
- Kéo thả lệnh move từ khung điều khiển lệnh (giữa) sang cửa sổ lệnh (bên phải).
Để quan sát và thực hiện lệnh hãy nháy chuột lên lệnh này (lệnh MOVE) trên cửa sổ 
lệnh). Quan sát nhân vật chuyển động trên màn hình: dịch chuyển sang phải 10 bước.
 Nháy lên dòng lệnh 
 này để thực hiện lệnh. 
 Như vậy trên Scratch 
 việc "lập trình" thực 
 chất chỉ là việc kéo thả 
 các lệnh đã có sẵn vào 
 khung cửa sổ lệnh của 
 nhân vật.
B2. Bổ sung thêm âm thanh
Chúng ta sẽ làm quen và bổ sung thêm âm thanh nhé. - Kéo thả lệnh move, sửa tham số của lệnh thành -10. 
Tiếp tục:
- Chọn nhóm lệnh Sound và kéo thả lại lệnh play drum vào cửa sổ lệnh.
- Thay đổi tham số trống thành 5 (Open Hi-Hat) và kéo dính vào nhóm lệnh gốc.
Bây giờ nếu chạy chúng ta sẽ thấy chú Mèo vừa chạy, nhảy múa trong tiếng trống.
B4. Lặp lại liên tục nhảy múa
Muốn cho chú Mèo nhảy múa liên tục trong tiếng trống chúng ta cần cho các lệnh trên 
thực hiện lặp lại nhiều lần.
- Nháy chọn nhóm lệnh Control. B5. Nhân vật nói và hội thoại 
- Chọn nhóm lệnh Looks và kéo thả lệnh say ra cửa sổ lệnh.
Sau đó hay nhập trực tiếp "Chào các bạn !" vào vị trí sau chữ say và chạy thử để thấy 
nhân vật của chúng ta sẽ "nói" như thế nào. 
 Cuối cùng đưa lệnh này lên trên cùng của nhóm 
 lệnh như hình bên.
 Bạn sẽ thấy nhân vật Mèo của chúng ta sẽ nói 
 "Chào các bạn !" trong 2 giây. B7. Thay đổi màu sắc nhân vật
Chúng ta sẽ thêm lệnh làm thay đổi màu sắc của nhân vật, nhưng lần này sẽ thực hiện 
theo một cách hoàn toàn khác.
- Chọn nhóm lệnh Looks, sau đó kéo thả lênh change effect by ra cửa sổ 
lệnh. 
Nháy trực tiếp lên lệnh để quan sát sự thay đổi màu sắc của nhân vật.
Dãy hình dưới đây là kết quả của việc thực hiện liên tiếp lệnh này.
 Bạn đã biết gì về môi trường lập trình Scratch:
 - Cửa sổ lệnh chứa các lệnh Scratch do người dùng taoh ra bằng cách kéo thả 
 lệnh từ khung điều khiển lệnh.
 - Các lệnh có khả năng kết dính lại với nhau thành 1 nhóm. Khi chạy các lệnh 
 trong nhóm sẽ thực hiện lần lượt từ trên xuống.
 - Các lệnh có hình cong phía trên (ví dụ các lệnh WHEN CLICKED) sẽ 
 luôn ở vị trên cùng của nhóm lệnh. 
 - Nháy lên nút hình lá cờ màu xanh để bắt đầu chạy chương trình. B9. Bổ sung nền sân khấu
Thực hiện theo các bước sau để bổ sung thêm nền sân khấu.
 1. Nháy vào nút này
 2. Chọn 
 hình nền 
 này và 
 bấm nút 
 OK.
 3. Kết quả 
 hiện như 
 hình bên.
B10. Bổ sung thêm nhân vật Bây giờ khi nháy nút hình lá cờ chúng ta sẽ thấy cả 2 nhân vật cùng chuyển động theo 
các lệnh đã được lập trình trước. 
Em có thấy việc "lập trình" trên Scratch có khó không? Có tuyệt vời không? Hãy 
khám khá các bài học tiếp theo của chúng tôi.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_tin_hoc_lop_8_bai_1_lam_quen_voi_moi_truong_lap_t.docx