Kế hoạch dạy học trực tuyến Lớp 5 (Tuần 23) - Năm học 2020-2021

docx 27 trang leduong 16/07/2024 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học trực tuyến Lớp 5 (Tuần 23) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học trực tuyến Lớp 5 (Tuần 23) - Năm học 2020-2021

Kế hoạch dạy học trực tuyến Lớp 5 (Tuần 23) - Năm học 2020-2021
 KẾ HOẠCH DẠY TRỰC TUYẾN KHỐI 5
 Kế hoạch tuần: 23 Từ: 17/2/2021 đến: 21/02/2021
 Thứ Môn học Tiết Bài dạy
 Ngày
 Tập đọc 1 Phân xử tài tình
 Thứ tư
 17/2 Khoa học 2 Sử dụng năng lượng điện
 Toán 3 Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối
 Khoa 1 Lắp mạch điện đơn giản
 Toán 2 Mét khối
Thứ năm 
 18/2 Chính tả 3 Cao Bằng
 LTVC 4 MRVT: Trật tự- An ninh (Không dạy theo CV 5842)
 Kể chuyện 1 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 Tập đọc 2 Chú đi tuần (không hỏi câu 2)
 Thứ sáu
 19/2 TLV 3 Lập chương trình hoạt động
 Toán 4 Luyện tập
 LTVC 1 Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (không dạy nhận 
 xét, ghi nhớ)
 Thứ bảy
 20/2 Toán 2 Thể tích hình hộp chữ nhật
 Sử 3 Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
 TLV 1 Trả bài văn kể chuyện 
Chủ nhật Toán 2 Thể tích hình lập phương
 21/2
 Địa lí 3 Một số nước ở Châu Âu
 Duyệt BGH
 P. Hiệu trưởng Ngày 15 tháng 2 năm 2021
 Tổ trưởng
 Châu Thị Tuyết Khoa học
 SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
I. Mục tiêu:
-Kể một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
-Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Kể tên một số loại nguồn điện.
II. Các hoạt động dạy và học:
 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về năng lượng điện.
 - Em nhìn vào hình 1 (SGK/92) trả lời các câu hỏi::
a) Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. 
b) Điện mà các đồ dùng, máy móc đó sử dụng được lấy từ đâu?
Trả lời: 
a) Bóng điện, bàn ủi, tivi, nồi cơm điện,
b) Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng lấy ra từ dòng điện của nhà máy điện, 
pin, ác-quy, đi-a-mô.
Kết luận: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là 
nguồn điện.
 2. Hoạt động 2: Một số ứng dụng của dòng điện.
 - Em thử tìm một số dẫn chứng về vai trò của điện trong cuộc sống?
 Trả lời: Một số dụng cụ, phương tiện sử dụng điện trong cuộc sống: xe điện, 
 tàu điện, đèn điện, đèn pin, điện thoại, lò sưởi, ti vi, máy tính, máy điều 
 hòa,.
 Liên hệ: Gia đình em sử dụng điện vào những việc gì?
 Để tiết kiệm điện chúng ta cần làm gì?
 Học sinh học thuộc ghi nhớ trang 93 SGK 
 Nội dung cần nhớ: Điện đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc 
 sống của chúng ta. Điện được sử dụng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm lạnh, 
 truyền tin, Chúng ta dùng điện trong học tập, lao động sản xuất, vui 
 chơi giải trí, sinh hoạt hằng ngày,
 Trong nhà máy điện, máy phát điện phát ra điện. Điện được tải qua các 
 đường dây đưa đến các ổ điện của mỗi gia đình, mỗi cơ quan, nhà 
 máy, 4
5,8dm3 = ............. cm3 dm3 = ............. cm3
 5
ĐÁP ÁN
Bài 1:
 Viết số Đọc số
 76cm3 Bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối
 519dm3 Năm trăm mười chín đề-xi-mét khối.
 85,08dm3 Tám mươi lăm phẩy không tám đề-xi-mét khối.
 4
 cm3 Bốn phần năm xăng -xi-mét khối.
 5
 192 cm3 Một trăm chín mươi hai xăng-ti-mét khối
 2001 dm3 Hai nghìn không trăm linh một đề-xi-mét khối
 3
 cm3 Ba phần tám xăng-ti-mét-khối
 8
Bài 2a:
1dm3 = 1000 cm3 375 dm3 = 375 000 cm3
 4
5,8 dm3 = 5800 cm3 dm3 = 800 cm3
 5 Toán
 MÉT KHỐI
 I. Mục tiêu:
 - Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : mét khối.
 - Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
 II. Kiến thức trọng tâm:
* Mét khối : 
Để đo thể tích người ta còn dùng đơn vị mét khối.
+ Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m. Mét khối viết tắt là: m3
- Hình lập phương cạnh 1m gồm 1000 hình lập phương cạnh 1dm.
 Ta có : 1m3 = 1000dm3
 1m3 = 1000000 cm3 (=100 x 100 x100)
* Nhận xét 
- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền
 1
- Mỗi đơn vị đo thể tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
 1000
 m3 dm3 cm3
 1m3 1 dm3 1cm3
 = 1000 dm3 1 1
 = 1000 cm3 = m3 = dm3
 1000 1000
 III. BÀI TẬP
 25
Bài 1 a) Đọc các số đo: 15m3 ; 205m3 ; m3 ; 0,911m3
 100
b) Viết số đo thể tích:
Bảy nghìn hai trăm mét khối: .............
 Bốn trăm mét khối: ............. 
Một phần tám mét khối : .............
Không phẩy không năm mét khối:............ 
Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối:
1dm3 = ............. cm3 ; 1,969dm3 = ............. cm3 ;
 1
 m3 = ............. cm3; 19,54m3 = ............. cm3
 4 Chính tả
 CAO BẰNG
I. Mục tiêu:
 -Viết đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ Cao Bằng.
 -Nắm được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam, trình bày đúng thể thơ.
 -Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Học sinh viết và làm bài tập chính tả:
 Cao Bằng
 Sau khi qua Đèo Gió
 Ta lại vượt Đèo Giàng
 Lại vượt đèo Cao Bắc
 Thì ta tới Cao Bằng.
 Cao Bằng, rõ thật cao !
 Rồi dần dần bằng xuống
 Đầu tiên là mận ngọt
 Đón môi ta dịu dàng.
 Rồi đến chị rất thương
 Rồi đến em rất thảo
 Ông lành như hạt gạo
 Bà hiền như suối trong.
 Còn núi non Cao Bằng
 Đo làm sao cho hết
 Như lòng yêu đất nước
 Sâu sắc người Cao Bằng
 Trúc Thông
 ➢ HS tập chép
 ➢ HS làm bài tập 1,2/27 VBT Tiếng Việt. Thứ sáu ngày 19 tháng 2 năm 2021
 Kể chuyện
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.Mục tiêu:
 -Hiểu chuyện, biết trao đổi với người khác về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 -Biết kể bằng lời của mình câu chuyện về những người đã góp sức mình để bảo vệ 
trật tự an ninh.
 -Thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ an ninh trật tự.
II Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
 -Học sinh đọc đề bài và cần chú ý những từ ngữ: Kể một câu chuyện em đã nghe 
hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.
 -Bảo vệ trật tự, an ninh là hoạt động chống lại mọi sự xâm phạm, quấy rối để giữ 
yên ổn về chính trị, xã hội; giữ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
 -Học sinh đọc gợi ý 1, 2, 3 trong SGK Tiếng Việt, tập 2 trang 50.
 -Học sinh luyện tập kể chuyện (viết nhanh dàn ý câu chuyện trên nháp).
 -Học sinh kể chuyện và nói về ý nghĩa câu chuyện của mình.
Lưu ý: các em cần kể chuyện có đầu có cuối. Với những câu chuyện khá dài, có thể 
chỉ kể 1-2 đoạn. Tập làm văn
 LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG 
 I.Mục tiêu:
 - Giúp các em luyện tập lập CTHĐ cho một hoạt động góp phần giữ gìn trật tự, an 
ninh.
 II.Các hoạt động dạy và học : 
 -Các em mở sách TV trang 53 và đọc đề bài. Sau khi đọc đề bài xong các em 
cần lưu ý:
 Bản chương trình hoạt động của em gồm ba phần:
 1. Mục đích:
 - Góp phần giữ gìn trật tự, an ninh.
 - Rèn luyện phẩm chất.
 2. Phân công chuẩn bị:
 - Dụng cụ, phương tiện hoạt động
 - Các hoạt động cụ thể.
 3. Chương trỉnh cụ thể:
 - Tập trung đến địa điểm.
 - Trình tự tiến hành.
 - Tổng kết tuyên dương.
. Luyện tập:
Em hãy lập một chương trình hoạt động mà ban chỉ huy liên đội trường em đã tổ chức 
hoặc dự kiến tổ chức .
Gợi ý :
Em có thể chọn một số hoạt động như : triển lãm về an toàn giao thông , thi vẽ tranh , 
sáng tác thơ ,truyện đi thăm các chú bộ đội ,
 Cô chúc các em hoàn thành tốt tiết học hôm nay nhé! a) 913,232413 m3 ....................... 913 232 413 cm3 
 12345
b) m3 ....................... 12,345 m3
 1000
ĐÁP ÁN
Bài 1
a) Đọc các số đo:
- 5m3 : Năm mét khối
- 2010cm3: Hai nghìn không trăm mười xăng -ti- mét khối 
- 2005dm3: Hai nghìn không trăm linh năm đề-xi-mét khối
 b) Viết các số đo thể tích: 
- Một nghìn chín trăm năm mươi hai xăng ti-mét khối : 1952cm3
- Hai nghìn không trăm mười lăm mét khối: 2015m3
 3
- Ba phần tám đề-xi-mét khối: dm3 
 8
- Không phẩy chín trăm mười chín mét khối : 0,919m3
Bài 2
0,25 m3 là:
a) Không phẩy hai mươi lăm mét khối Đ
b) Không phẩy hai trăm năm mươi mét khối Đ
c) Hai mươi lăm phần trăm mét khối Đ
d) Hai mươi lăm phần nghìn một khối S
Bài 3
a) 913,232413 m3 = 913 232 413 cm3 
 12345
b) m3 = 12,345 m3
 1000 Người lái xe đãng trí
Một người đàn ông hốt hoảng gọi điện tới đồn công an :
- A lô ! Xin các anh đến giúp tôi ngay ! Tôi đã khoá cửa xe cẩn thận nhưng bọn trộm vẫn 
đột nhập vào xe của tôi. Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn 
cả bàn đạp phanh. Thật không thể tưởng tượng nổi !
 Lát sau, khi hai cảnh sát vừa được phái đi thì trực ban của đồn lại nhận được một cú 
điện thoại :
- Xin lỗi vì đã làm phiền các anh. Hoá ra tôi ngồi nhầm vào hàng ghế sau.
 Theo báo MỰC TÍM
Hướng dẫn HS:
- Con tìm câu ghép có trong câu chuyện. (Câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên là câu ghép)
- Phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến.
2. Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống :
a) Tiếng cười ... đem lại niềm vui cho mọi người ... nó còn là một liều thuốc trường sinh.
b) ... hoa sen đẹp ... nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.
c) Ngày nay, trên đất nước ta, ... công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh...mỗi một 
người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình.
Hướng dẫn HS:
Một số cặp quan hệ từ chỉ quan hệ tăng tiến có thể sử dụng đó là: không những...mà..., 
không chỉ...mà..., chẳng những...mà..., không chỉ ..mà...
Đáp án:
 Câu 1
 Bọn bất lương ấy / không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng / còn lấy luôn cả bàn đap phanh 
 CN VN CN VN 
 Vế 1 Vế 2
 Cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép trong câu là: không 
chỉ ....... mà .........
Câu 2
a) Tiếng cười không những đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là liều thuốc 
trường sinh. Toán 
 THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu:
- Có biêu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
- Nắm được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết vận dụng công thức đê giải một số bài tập có liên quan.
II. Các hoạt động dạy và học:
1. Ôn kiến thức về hình hộp chữ nhật: 
 Đặc điểm của hình hộp chữ nhật :
- Có 6 mặt: 2 mặt đáy, 4 mặt bên
- Có 3 kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
- Có 12 cạnh, 8 đỉnh.
2. Quy tắc, công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật:
- Quy tắc: Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi 
nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo ).
- Công thức: V = a x b x c
 V :thể tích hình hộp chữ nhật
 a: chiều dài 
 b: chiều rộng
 c : chiều cao
3. Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều 
cao 10cm.
Cách làm: 
 - Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên bằng cm3 ta cần tìm số hình lập phương 1 
cm3 xếp vào đầy hộp.
 - Để xếp kín 1 lớp đáy hình hộp chữ nhật có chiều dài 20 cm chiều rộng 16 cm , ta 
cần số hình lập phương có thể tích 1 cm3 là: 
 20 x 16 = 320 (hình lập phương 1 cm3)
 - Sau khi xếp 10 lớp thì vừa đầy hộp. Vậy cần số hình lập phương có thể tích 
1 cm3 là : 
 320 x 10 = 3200 (hình lập phương 1 cm3)
 Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật là :
 20 x 16 x 10 = 3200 (cm3)

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_truc_tuyen_lop_5_tuan_23_nam_hoc_2020_2021.docx