Giáo án dạy học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1+2 - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1+2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án dạy học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1+2 - Năm học 2020-2021

---------ooOoo--------- Chủ đề: VẺ ĐẸP VÀ SỐ PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN A. NỘI DUNG 1. Nguyễn Dữ với Thiên cổ kì bút “Chuyện người con gái Nam Xương” 2. Nguyễn du với Kiệt tác “Truyện Kiều”. Qua các đoạn trích: - Chị em Thuý Kiều - Cảnh ngày xuân - Kiều ở lầu Ngưng Bích B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả - Quê hương - gia đình. - Thời đại. - Cuộc đời. - Tài năng - sự nghiệp. - Triết lý nhân sinh 2. Tác phẩm 1. Nguồn gốc tác phẩm và sự sáng tạo của tác giả 2. Tóm tắt 3. Giá trị của tác phẩm a) Giá trị nội dung + Giá trị hiện thực: + Giá trị nhân đạo: b) Giá trị nghệ thuật: - Ngôn ngữ - Thể loại c) Sức ảnh hưởng của tác phẩm II. TÌM HIỂU TÁC PHẨM VÀ CÁC ĐOẠN TRÍCH ==== 1. NHÂN VẬT VŨ NƯƠNG (“Chuyện người con gái Nam xương”, Nguyễn Dữ) a/ Cuộc đời Vũ Nương nơi trần thế * Phẩm chất, đức hạnh - Vũ Nương được giới thiệu là người phụ nữ hoàn hảo: thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp. - Nhà văn đặt nhân vật vào các hoàn cảnh, tình huống cụ thể: + Trong cuộc sống với người chồng hay ghen, đa nghi: giữ gìn khuôn phép; chăm nom vun vén hạnh phúc gia đình. + Khi tiễn chồng ra trận: cư xử đúng mực, chân tình, với lời đưa tiễn ngọt ngào nồng đượm một tình yêu chung thuỷ. 1 + Chân dung Thúy Kiều cũng là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp khiến cho tạo hóa ghét ghen, đố kị, số phận nàng sẽ éo le, đau khổ, khó tránh khỏi định mệnh nghiệt ngã “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. - Bốn câu cuối, nhận xét chung về cuộc sống và đức hạnh của hai chị em Kiều: + Phong lưu, phóng khoáng, thanh thoát + Khuôn phép, nề nếp, gia giáo + Hai bông hoa vẫn còn phong nhụy, sống hồn nhiên, vô tư trong cảnh “êm đềm”, trong sự bảo bọc, chở che. - Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du: + Trân trọng, đề cao những giá trị, vẻ đẹp con người. + Dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh cũng là biểu hiện của tấm lòng cảm thương sâu sắc với con người. - Đặc sắc nghệ thuật: + Khắc họa nhân vật bằng bút pháp cổ điển ước lệ + Ngôn ngữ chọn lọc, giàu sức gợi tả, gợi cảm. - Sử dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, điển tích, điển cố b/ Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” - Đoạn trích là phần sau của đoạn tả tài sắc của chị em Thúy Kiều, nội dung chính là tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều. - Bốn câu đầu, khung cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh: khoáng đạt, trong trẻo, tinh khôi và tràn đầy sức sống. + Cánh én rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng. + Sự bâng khuâng tiếc nuối sáu mươi ngày xuân trôi qua nhanh quá! + Trên cái nền xanh tươi mỡ màng vô tận của cỏ non, nhà họa sĩ ngôn từ điểm xuyết sắc trắng thanh khiết, tinh khôi của hoa lê làm thành một bức tranh sinh động có màu sắc hài hoà, không gian thoáng đãng, mới mẻ, tinh khôi, thanh khiết, giàu sức sống - Tám câu kế, khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh đông vui, tưng bừng, náo nhiệt + Lễ “tảo mộ”, phong tục cổ truyền của dân tộc. Tết “Thanh minh”, đi viếng thăm, cúng bái, khấn nguyện trước phần mộ người đã khuất. Hội “đạp thanh”, du xuân ở làng quê. + Trong tâm trạng náo nức, chị em Kiều hòa mình vào dòng người nườm nượp từ khắp muôn nơi, nô nức kéo nhau đi chơi xuân, như chim én, chim oanh ríu rít. + Các chàng trai, cô gái phong lưu, thanh lịch, áo quần tươi thắm đi trẩy hội. + Không khí lễ hội rộn ràng, cùng những nghi thức trang nghiêm, tác giả đã khắc họa một nét văn hóa truyền thống - lễ hội xa xưa của dân tộc + Sự giao thoa hài hòa giữa lễ và hội thể hiện sự yêu quý, trân trọng những vẻ đẹp quá khứ dân tộc của tác giả. - Sáu câu cuối, cảnh chị em Kiều du xuân trở về trong tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến. + Ngày dần tàn, mặt trời đã chênh chếch về phía tây. Cùng với hoàng hôn của cảnh vật, lòng người dường như cũng đang chìm trong một cảm xúc, một trạng thái bâng khuâng khó tả. + Hội vui đã kết thúc, không gian trở nên vắng lặng, chìm vào cô tịch. Con người “thơ thẩn” quay trở về, tâm trạng không khỏi lưu luyến, bâng khuâng, hụt hẫng. 3 C. SỐ PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN ===== ĐỀ 1. Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tác phẩm “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu. Gợi ý: Văn học Việt Nam là nền văn học mang đậm tính nhân văn. Một trong những giá độc đáo ấy là hình tượng người phụ nữ 1. Vẻ đẹp của người phụ nữ - Đẹp về nhan sắc (Người phụ nữ trong “Bánh trôi nước” - Hồ Xuân Hương; Thuý Vân, Thuý Kiều trong “Truyện Kiều” - Nguyễn Du). - Đẹp về tài năng (Thuý Kiều trong “Truyện Kiều” - Nguyễn Du). - Đẹp về tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung son sắt, khao khát hạnh phúc... (Người phụ nữ trong “Bánh trôi nước” - Hồ Xuân Hương; Vũ Nương trong ”Chuyện người con gái Nam Xương” - Nguyễn Dữ; Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” - Nguyễn Du; Kiều Nguyệt Nga trong “Truyện Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu). 2. Số phận của người phụ nữ - Long đong, chìm nổi; bị ép duyên, bắt đi cống cho giặc (Người phụ nữ trong “Bánh trôi nước” - Hồ Xuân Hương; Kiều Nguyệt Nga trong “Truyện Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu). - Đau khổ, oan khuất (Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” - Nguyễn Dữ). - Tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp (Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” - Nguyễn Du...). (lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong các tác phẩm để làm rõ những nội dung trên). 3. Nhận định, đánh giá - Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là những con người tài hoa nhưng bạc mệnh, bị xã hội phong kiến vùi dập. - Các tác giả trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận của họ; lên án xã hội phong kiến bất công ===== ĐỀ 2. Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua hai văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du Gợi ý: I. MỞ BÀI. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua hai nhân vật văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. II. THÂN BÀI. 1. Người phụ nữ được khắc hoạ trong hai văn bản là những người có nhan sắc, có đức hạnh song lại chịu một số phận oan nghiệt để rồi cuối cùng đều phải tự chọn cho mình một lối thoát: tự vẫn. a. Người phụ nữ trong hai văn bản mang những nét đẹp của người phụ nữ trong xã hội cũ: Công, dung, ngôn, hạnh. 5
File đính kèm:
noi_dung_boi_duong_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020.docx