Ôn tập môn Địa lí Lớp 8 - Tuần 7, 8

pdf 7 trang leduong 28/02/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Địa lí Lớp 8 - Tuần 7, 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Địa lí Lớp 8 - Tuần 7, 8

Ôn tập môn Địa lí Lớp 8 - Tuần 7, 8
 NỘI DUNG ÔN TẬP TUẦN 7,8. 
Bài 29. Đặc điểm các khu vực địa hình 
Câu 1: Quan sát lược đồ trang 31,32 tập bản đồ địa lí 8 cho biết địa hình nước ta chia làm 
mấy khu vực? đó là những khu vực nào? 
Câu 2: Quan sát lược đồ địa lí tự nhiên Việt Nam (tập bản đồ địa lí trang 31,32) kể tên hai 
đồng bằng lớn ở nước ta và nói rõ hai đồng bằng được bồi đắp bởi những hệ thống sông nào? 
Bài 30. Thực hành - ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM 
Câu 1: Quan sát lược đồ trang 31,32 tập bản đồ địa lí 8 em hãy kể tên các đỉnh núi trên 
2000m. Các đỉnh núi này chủ yếu phân bố ở đâu? 
Câu 2: Tính độ dài từ Hà Nội vào TP HCM theo tỉ lệ trong tập bản đồ địa lí 8? 
Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam 
Câu 1: Nước ta có mấy miền khí hậu? 
Câu 2: Vì sao khí hậu nước ta đa dạng và thất thường? 
Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta 
Câu 1: Theo em mùa thu và mùa xuân thể hiện rõ nét nhất ở miền nào nước ta? 
Câu 2: Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn của khí hậu và thời tiết nước ta? 
NỘI DUNG BÀI GHI 
1. TUẦN 9 
BÀI 33. ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM 
1. Đặc điểm chung 
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. 
– Nước ta có 2360 sông dài > 10km. 
– 93% các sông nhỏ và ngắn. 
– Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công 
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng 
vòng cung. 
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. 
– Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. 
– Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm. 
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn 2. TUẦN 10 
BÀI 35: THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU THỦY VĂN VIỆT NAM 
Căn cứ vào bảng 35.1 (trang 124 SGK 8) lượng mưa và dòng chảy tại các lưu vực 
sông sau đây, hãy: 
a) Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên từng lưu vực (mỗi lưu 
vực một biểu đồ) 
Các em lưu ý: vẽ biểu đồ cột kết hợp biểu đồ đường (lượng mưa thể hiện bằng cột, lưu 
lượng thể hiện bằng đường. 
b) Tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ 
tiêu vượt giá trị trung bình tháng. 
* Lưu vực sông Hồng: 
– Mùa mưa lưu vực sông Hồng từ tháng 5-10, lượng mưa trung bình 263 mm. (trung 
bình tháng 153 mm). 
– Mùa lũ từ tháng 6-10, lưu lượng nước trung bình 6 547 m3/s (trung bình tháng 3632 
m3/s). 
* Lưu vực sông Gianh: 
– Mùa mưa lưu vực sông Gianh từ tháng 6 -11, lượng mưa trung bình 309,7 mm 
(trung bình tháng 186 mm) 
– Mùa lũ từ tháng 8-11, lưu lượng trung bình 128,9 m3/s (trung bình tháng là 61,7 
m3/s ). 
c) Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và 
trên toàn quốc nói chung. 
* Lưu vực sông Hồng: Mùa mưa trùng với mùa lũ, lũ lớn nhất vào tháng 8 và là tháng 
có lượng mưa lớn nhất. 
* Lưu vực sông Gianh: mùa mưa từ tháng 6-11 nhưng mùa lũ từ tháng 8-11. Mưa lớn 
nhất vào tháng 10 nhưng lũ lại lớn nhất vào tháng 9. Vậy tháng 6 và 7 có mưa nhưng 
chưa có lũ. 
 BÀI 36: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM 
1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam 
a. Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên 
nhiên Việt Nam 
b. Nước ta có ba nhóm đất chính: 
* Nhóm đất feralit vùng núi thấp: 
– Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên. 
– Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét. 3. Sự đa dạng về hệ sinh thái 
Các hệ sinh thái tiêu biểu. 
– Hệ sinh thái ngập nước, đặc biệt là rừng ngập mặn. 
– Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa gồm rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá 
rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao. 
– Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên. 
– Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực thực phẩm 
và các sản phẩm cần thiết cho đời sống. 
 BÀI 38. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM 
1. Giá trị của tài nguyên sinh vật 
a. Kinh tế 
– Cung cấp đồ gỗ xây dựng, làm đồ dùng 
– Thực phẩm, lương thực 
– Thuốc chữa bệnh 
– Bồi dưỡng sức khoẻ 
– Cung cấp nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp 
b. Văn hoá, du lịch 
– Sinh vật cảnh 
– Tham quan, du lịch 
– An dưỡng, chữa bệnh 
– Nghiêm cứu khoa học 
c. Môi trường sinh thái 
– Điều hoà khí hậu, tăng ôxy, làm sạch không khí 
– Giảm ô nhiễm môi trường 
– Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán 
– Ổn định độ phì của đất 
Bảng 38.1 một số tài nguyên thức vật Việt Nam (HS đọc bảng) 
2. Bảo vệ tài nguyên rừng 
– Tài nguyên rừng nước ta đang bị suy giảm theo thời gian, diện tích và chất lượng 
– Tỉ lệ che phủ của rừng thấp : 33- 35% diện tích tự nhiên 
– Biện pháp bảo vệ rừng : 
+ Trồng rừng, pủ xanh đất trống đồi trọc, tu bổ tái tạo rừng. 
+ Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác 
+ Bảo vệ rừng đầu nguồn. 
3. Bảo vệ tài nguyên động vật 
– Không phá rừng, bắn giết động vật quý hiếm, bảo vệ tốt rừng 
– Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật, nguồn gen 
động vật. 
4. TUẦN 12 điều kiện khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp. 
– Khu đồng bằng Thanh Hoá có: Rừng nhiệt đới thay thế bằng hệ sinh thái nông 
nghiệp, phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. 
c) Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đã vẽ trên lát cắt của 3 trạm khí tượng 
Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu và Thanh Hóa, trình bày sự khác biệt khí hậu trong khu 
vực (tham khảo bảng 40.1 trang 138 SGK 8). 
Đặc điểm chung của khí hậu là nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều vào thời kì gió mùa mùa 
hạ. Tuy nhiên do yếu tố vị trí, địa hình nên có sự khác biệt: 
-Khu vực Thanh Hoá: là vùng đồng bằng gần biển; nhiệt độ trung bình cao >23độC, 
lượng mưa tương đối khoảng 1700 – 1900 mm/năm. 
-Khu vực Mộc Châu: là vùng cao nguyên nằm bên trong đồng bằng; nhiệt độ trung 
bình thấp hơn từ 17độC – 25độC, lượng mưa vừa phải ≈ 1600mm/năm. 
-Khu vực Hoàng Liên Sơn: là vùng núi cao chắn gió mùa mùa hạ từ biển vào nên có 
mưa nhiều nhất so với hai khu vực trên với lượng mưa trung bình từ 3500 – 3600 
mm/năm; nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 8độC – 18độC. 
Tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên theo ba khu vực sau và báo cáo trước lớp: 
+Khu núi cao Hoàng Liên Sơn 
+Khu cao nguyên Mộc Châu 
+Khu đồng bằng Thanh Hóa 

File đính kèm:

  • pdfon_tap_mon_dia_li_lop_8_tuan_7_8.pdf