Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 6 THCS

doc 30 trang leduong 20/04/2024 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 6 THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 6 THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 6 THCS
 Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 6 - THCS
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 
 Lớp 6 – THCS”
2. Lý do chọn đề tài: 
 Môn lịch sử trong nhà trường phổ thông nói chung có chức năng và 
nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Là một trong những 
môn khoa học rất quan trọng, vì môn Lịch sử giúp các em biết được quá trình phát 
triển của lịch sử loài người, nhất là biết được quá trình dựng nước và giữ nước của 
dân tộc ta qua mấy nghìn năm lịch sử. Đó là một quá trình lao động cần cù, sáng 
tạo và chiến đấu lâu dài, gian khổ, hi sinh của các thế hệ người Việt Nam. Qua việc 
học lịch sử, giúp các em hiểu được giá trị của cuộc sống và bồi dưỡng cho các em 
lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn những người có công với nước, từ đó các em ý thức 
được trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện 
nay. 
 Hiện nay, Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo Dục cũng rất coi trọng việc dạy và 
học lịch sử. Đúng như Hồ Chí Minh đã khẳng định trong hai câu thơ mở đầu trong 
cuốn lịch sử nước ta: 
 “Dân ta phải biết sử ta
 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
 Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tôi thấy học sinh các trường phổ thông 
nói chung đều quan tâm nhiều đến các môn như Toán, Lý, Hóa và Anh văn, còn 
môn Lịch sử và các môn khoa học xã hội nói chung, hầu như chỉ học để đối phó. 
Thực tế các bậc phụ huynh và không ít không ít học sinh cho rằng, môn lịch sử là 
bộ môn học thuộc nặng về ghi nhớ những sự kiện năm tháng dài lê thê và xếp vào 
môn phụ, vì vậy ảnh hưởng không tốt vào mục tiêu đào tạo và giáo dục thế hệ 
trẻ.Tình hình đó đã dẫn đến sự hiểu biết lịch sử của các em rất hạn chế, chất lượng 
bộ môn giảm sút so với nhiều năm trước. 
Và trong những năm học sắp tới môn Lịch sử được đưa vào là một trong những bộ 
môn nằm trong tổ hợp mà các em học sinh THCS phải vượt qua để bước chân vào 
THPT. Vậy, làm thế nào để cải thiện chất lượng bộ môn? làm thế nào để các em 
yêu thích môn học này ngay từ khi các em bắt đầu vào THCS? làm thế nào để giúp 
các em có phương pháp học bộ môn đạt hiệu quả..? Tôi cho rằng, chỉ có cách duy 
nhất là giáo viên phải luôn tạo được sự hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ Lịch 
sử. Trong quá trình giảng dạy, ngoài các phương pháp thường dùng tôi chú trọng 
vào việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, kể chuyện lịch sử, cung cấp tư liệu, sử dụng 
kênh hình, liên hệ với thực tế, và cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm tôi được phân 
công giảng dạy bộ môn lịch sử khối 6 tôi đã áp dụng phương pháp dạy học dự án 
kết hợp với việc các em sử dụng máy vi tính, tìm hiểu qua mạng Internet, phối hợp 
nhóm học sinh dưới sự hỗ trợ trực tiếp của tôi thì cô trò chúng tôi đã rất thành 
công. để giáo dục tư tưởng, tình cảm; giúp các em lĩnh hội được hệ thống kiến 
thức cơ bản, thêm yêu môn lịch sử hơn.
 1/29 Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 6 - THCS
 mới phương pháp dạy học - lấy học sinh làm trung tâm, phát huy năng lực 
 của các em trong hoạt động dạy – học: các năng lực chủ yếu như sưu tầm tư 
 liệu, chỉ lược đồ, lập bảng biểu, liên hệ thực tế, suy luận, làm việc nhóm/ cá 
 nhân
- Một số kinh nghiệm của Tôi trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử đã áp 
 dụng ở trường THCS nơi tôi công tác.
 3/29 Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 6 - THCS
Bảng 1: 
 Lớp Sĩ số Điểm bài thi
 Giỏi % Khá % TB % Yếu %
 6A 39 9 23.0 10 25.5 17 41.5 4 10.0
 6B 33 3 9.5 7 21.0 11 33.0 12 36.5
 6C 35 3 14.0 8 22.5 16 41.0 8 22.5
Nhìn vào bảng số liệu này cho thấy, chất lượng học tập bộ môn Lịch sử của học 
sinh khối 6 ở mức độ trung bình, số lượng học sinh khá - giỏi rất ít. Lớp 6BC số 
lượng học sinh trung bình - yếu chiếm gần 70%. Đồng thời khi giảng dạy Tôi thấy 
đây là khối lớp mới lên bậc THCS nên các em chưa có phương pháp học đúng đắn, 
một số học sinh không những thường nói môn sử khó nhớ, rắc rối, nhiều em ở ba 
lớp còn chưa biết đọc thế kỉ qua các mốc thời gian, chưa biết viết thế kỉ bằng chữ 
số La Mã.mà trong các tiết sử thậm chí không tập trung nghe giảng, không ghi 
chép bài đầy đủ, khi kiểm tra thì không học bài, không quay cóp được thì quay ra 
“bịa” lịch sử, các em tự ý bịa ra các chi tiết vô lí, thậm chí có những câu từ khó 
chấp nhận được.
  Do đó để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử khối 6 cũng như đạt 
được mục tiêu đề ra là tạo cho các em có khả năng tiếp cận và bộc lộ năng lực bản 
thân, tôi lựa chọn việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, kể chuyện lịch sử, cung cấp tư 
liệu, sử dụng kênh hình, liên hệ với thực tế, sắm vai. trong một số tiết học của 
chương trình Lịch sử 6 - Trường THCS
2. Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 6 – THCS.
 Các biện pháp tôi đưa ra dưới đây không mang tính chất sử dụng độc lập mà tùy 
từng bài, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề mà khi sử dụng người giáo viên có 
thể kết hợp với nhau nhằm đạt hiệu quả tối ưu nhất. 
2.1. Tích hợp các câu chuyện truyền thuyết trong văn học kết hợp sử dụng hình 
ảnh và câu hỏi nêu vấn đề để giáo dục tư tưởng cho học sinh trong một số giờ 
dạy lịch sử 6-THCS
 Có thể nói rằng, bất cứ nơi nào, ở đâu với những câu chuyện kể luôn luôn 
mang lại hiệu quả. Đặc biệt là tính giáo dục của các câu chuyện, môn lịch sử cũng 
không là ngoại lệ. Điều quan trọng là ta phải biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để nó 
phát huy giá trị và không làm mất thời gian của tiết học.
 Chương trình lịch sử từ nguồn gốc đến thế kỉ X (lịch sử 6) là giai đoạn lịch 
sử xa xôi của dân tộc nên có rất nhiều câu chuyện truyền thuyết gắn liền với nó. 
Nên giáo viên hoàn toàn có thể kết hợp với môn văn học để các em kể tóm tắt 
những câu chuyện liên quan đến tiết học lịch sử.
 Khi sử dụng giáo viên phải biết chắt lọc, kể gọn (hoặc gọi học sinh kể tóm 
tắt) vừa rèn luyện kĩ năng tóm tắt tác phẩm, vừa rèn luyện kĩ năng trình bày, năng 
lực tư duy logic vấn đề cho các em và sau mỗi câu chuyện phải biết đặt những 
câu hỏi nêu vấn đề hoặc gợi ý cho học sinh nêu lên suy nghĩ của mình, từ đó giáo 
dục tư tưởng cho học sinh. Và các câu chuyện đó luôn luôn thu hút được đông đảo 
các em vào quá trình dạy học, từ đó tạo được hứng thú học tập cho các em, hiệu 
quả tiết học sẽ được nâng cao dần.
 5/29 Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 6 - THCS
Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc 
Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã 
gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi 
cao phương Bắc.
 Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra bọc một trăm trứng. Sau đó, bọc trứng nở ra một 
trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã 
chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.
 Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng 
đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi 
cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám, đời đời đều lấy 
hiệu là Hùng Vương.
 ( Tóm tắt theo cuốn Ngữ Văn 6- SGK THCS)
Qua việc tóm tắt chuyện kết hợp với câu hỏi nêu vấn đề để học sinh huy động tham 
gia vào hoạt động nhận thức, tự mình suy nghĩ, tìm tòi, gợi lên sự tưởng nhớ trong 
lòng của các em đối với công ơn dựng nước của các vua Hùng và thể hiện trách 
nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc gìn giữ và xây dựng đất nước mình ngày càng to 
đẹp hơn, đúng như lời dặn của Bác “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác 
cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, qua đó giáo dục tư tưởng rất lớn cho học 
sinh.
Ví dụ 2. Khi dạy bài 15 – Nước Âu Lạc (tiếp theo) ở mục 5. Nhà nước Âu Lạc 
sụp đổ trong hoàn cảnh nào? có thể kể tóm tắt truyện “Mỵ Châu – Trọng Thủy” 
kết hợp với dấu tích Thành Cổ Loa còn lại hiện nay để nói về nguyên nhân nước 
Âu Lạc sụp đổ.
Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần 
Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương 
Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị 
Châu cho Trọng Thuỷ, vua vô tình đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm 
nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát 
binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu 
chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con 
rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ 
mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc 
thương Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò 
được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.
 ( Tóm tắt theo cuốn Ngữ Văn 6 – SGK THCS)
Sau khi đại diện học sinh kể tóm tắt, giáo viên trưng hình ảnh sưu tầm sau, kết hợp 
với đặt câu hỏi nêu vấn đề: Theo em truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói lên điều 
gì?
 7/29 Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 6 - THCS
kiện mà giáo viên có thể in hình màu hay đen trắng. Nếu là hình màu thì học sinh 
dễ quan sát và thu hút học sinh nhiều hơn.
+ Bước tiếp theo là cung cấp tư liệu về hình ảnh đó cho các em (với điều kiện hiện 
nay có thể khai thác khả năng sưu tầm tư liệu của học sinh bằng việc giao nhiệm 
vụ cho các em từ tiết học trước, đến tiết học này học sinh trình bày phần tư liệu đã 
sưu tầm được ) 
 + Cuối cùng là đặt câu hỏi: cần đặt các câu hỏi nêu vấn đề để huy động học sinh 
suy nghĩ tìm ra các vấn đề liên quan đến hình ảnh chứ không để cho học sinh nhìn 
hình chỉ vì nó lạ, đẹp.
Trong chương trình lịch sử 6 có rất nhiều hình ảnh nói đến công cụ lao động, đồ 
dùng, những di tích lịch sử văn hóa cổ đại, các lăng tẩm, lược đồ
 - Đối với các công trình văn hóa cổ đại: có thể đặt dạng câu hỏi như: Công 
 trình đó được xây theo kiểu kiến trúc nào? Được xây bằng vật liệu gì? Được 
 xây để làm gì?  
 - Đối với các hình là những lăng tẩm, đền miếu có thể hỏi: tên của lăng tẩm, 
 đền miếu đó? Thờ ai? Ở đâu? Qua hình đó thể hiện điều gì (liên quan đến bài 
 học)? để khơi gợi, giáo dục tư tưởng cho học sinh.
Trong các ví dụ dưới đây, tôi chỉ lấy mang tính chất điển hình ở một số bài học
Ví dụ 1: Khi dạy bài 6– Văn hóa cổ đại.
 -Ở mục 1 – Các dân tộc Phương Đông thời cổ đại đã cónhững thành tựu 
 văn hóa gì?
 Giáo viên có thể sử dụng hình ảnh Kim Tự Tháp (Ai Cập):
Kết hợp với hình ảnh trên thì giáo viên có thể cung cấp tư liệu cho các em về Kim 
Tự Tháp như sau:
 Theo quan niệm của người Ai Cập” cuộc sống trên trái đất này là ngắn ngủi và 
ngôi nhà vĩnh cửu là nhà mồ, nơi mà sau khi chết xác ta nằm ở đó. Xuất phát từ 
quan niệm đó, cùng với lòng tin tưởng vào sự hồi sinh bất tử mà các Pha-ra-ôn đã 
xây dựng những nhà mồ vĩ đại, kiên cố để gìn giữ xác của họ sau khi chết. Kim Tự 
Tháp thực chất là lăng mộ của các vua chúa thời cổ đại ở Ai Cập (các Pha-ra-ôn). 
 9/29 Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử 6 - THCS
 + Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú (thể 
hiện vật tổ của cư dân bấy giờ là loài chim).
 + Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện.
Sau đó, giáo viên nêu câu hỏi (nếu phần tư liệu do học sinh cung cấp thì câu hỏi có 
thể do chính các em đặt ra để hỏi các bạn về vấn đề mình vừa trình bày)
? Qua quan sát, em thấy trống đồng có hình dáng như thế nào? Trống có mấy bộ 
phận? Theo em người Việt cổ dùng trống đồng vào những việc gì?
? Những hình ảnh trang trí trên trống đồng thể hiện điều gì?
? Việc tìm thấy các đồ dùng bằng đồng, đặc biệt là trống đồng ở nhiều nơi trên đất 
nước ta và cả ở nước ngoài thể hiện điều gì? 
Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên chốt lại và nhấn mạnh Trống Đồng trở 
thành một biểu tượng thiêng liêng của nền văn hoá dân tộc Việt Nam
2.3. Phương pháp dạy học dự án kết hợp với sưu tầm tư liệu, hình ảnh 
trên máy tính.
 Năm học 2017 – 2018 tôi đã mạnh dạn đưa phương pháp dạy học dự án vào 
áp dụng với hình thức sắm vai kết hợp với tư liệu học sinh sưu tầm và được các em 
sử dụng trên máy vi tính dưới sự hướng dẫn, điều chỉnh của giáo viên. 
Có một điều tôi chắc chắn rằng các em học sinh được đảm nhận thực hiện nhiệm 
vụ và các học sinh tham gia các khâu khác của tiết học đều rất hào hứng.
Cụ thể khi dạy bài 15. Nước Âu Lạc (tiếp theo). Ở mục 4. Thành cổ Loa và lực 
lượng quốc phòng. 
Để tìm hiểu về công trình Thành Cổ Loa của người Việt cổ, tôi chọn ra nhóm học 
sinh gồm 5 em, giao nhiệm vụ cho các em sắm vai 4 nhân vật: Vua An Dương 
Vương, Tướng quân Cao Lỗ (Lạc tướng), tướng Nồi Hầu (Lạc Hầu) và người dẫn 
chuyện, 1 học sinh phụ trách kĩ thuật (bấm máy vi tính theo các side của từng nhân 
vật). Kết hợp với giao cho các em tự sưu tầm kênh hình, dựa vào tư liệu sách giáo 
khoa và thực hiện trên máy tính. 
Kịch bản như sau:
- Người dẫn chuyện: giới thiệu tên tiểu phẩm
Sau khi đánh tan quân Tần ADV đóng đô ở Phong Khê ( Cổ Loa – Đông Anh – Hà 
Nội) vua truyền lệnh cho lạc hầu, lạc tướng vào điện đề bàn việc nước.
- Lạc Hầu, Lạc Tướng: Chúng thần xin chào đức vua
- Vua: Ta miễn lễ.
- Lạc Hầu, Lạc Tướng: Tạ ơn đức vua
- Vua: mấy ngày trước ta đã kể cho các ngươi về giấc mơ thần núi báo mộng để 
giúp ta xây dựng thành Cổ Loa các ngươi có ý kiến gì không?
- Tướng quân Cao Lỗ: Tâu đức vua, thần xin có ý kiến.
- Vua: xin mời tướng quân Cao Lỗ
 11/29

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_lich_su_6_thcs.doc