Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao cho học sinh về môn thể thao tự chọn, bóng đá Lớp 7
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao cho học sinh về môn thể thao tự chọn, bóng đá Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao cho học sinh về môn thể thao tự chọn, bóng đá Lớp 7
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHO HỌC SINH VỀ MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN, BÓNG ĐÁ LỚP7 Lĩnh vực/ Môn: Thể dục/ Lớp 7 Cấp học: Trung học cơ sở Tài liệu kèm theo: .......... NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ TÀI: “ Nâng cao cho học sinh về môn thể thao tự chọn, Bóng đá lớp7” nhất và sôi nổi nhất, có nhiều cổ động viên đến cổ vũ cho đội tuyển của trường mình nhiều nhất. Là một giáo viên dạy môn thể dục của nhà trường luôn thôi thúc tôi làm thế nào để đưa đội tuyển của trường giành được nhiều chiến thắng nhất trong mỗi lần tham gia các giải thi đấu cấp huyện. Với kinh nghiệm được đúc kết và yêu cầu cấp bách như trên tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nâng cao cho học sinh về môn thể thao tự chọn, Bóng đá lớp 7” II - Mục đích nghiên cứu đề tài : Nhằm tìm ra một số biện pháp hữu hiệu giúp các em học sinh tập luyện môn bóng đá mini có chất lượng hơn. Tạo được cơ sở nền tảng vững chắc cho đội bóng của nhà trường nói riêng và đào tạo hạt giống cho đội bóng đá huyện nhà nói chung. Giúp học sinh thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thông qua tập luyện môn bóng đá mini này. III - Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài . Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài trên tôi đã tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau : Chương I – Cơ sở lý luận Chương II – Tìm hiểu thực trạng Chương III – Các biện pháp và kết quả đạt được. Chương IV - Kết luận và kiến nghị. IV – Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây : - Phương pháp làm mẫu - Phương quan sát - Phương pháp rèn luyện thực hành - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thống kê . B - PHẦN NỘI DUNG 2/ 21 trang ĐỀ TÀI: “ Nâng cao cho học sinh về môn thể thao tự chọn, Bóng đá lớp7” vì vậy rất nguy hiểm khi các em không may đá bóng vào những bạn đang chơi gần đấy hoặc bị té ngã không có người lớn giúp đỡ . Đối với giáo viên dạy môn thể dục hầu như không được huấn luyện về môn thể thao bóng đá này vì đây không phải là môn học chính khoá trong chương trình học. Nên giáo viên chủ yếu là tự học hỏi thông qua đồng nghiệp và bạn bè, qua sách vở báo chí và nhất là qua INTERNET để tự hoàn chỉnh mình và giúp cho học sinh một số những kĩ năng thiết yếu trong tập luyện và cũng như trong thi đấu. Một số ít giáo viên cho rằng môn bóng đá mini này chỉ là hoạt động ngoại khoá nên ít được quan tâm theo dõi tìm những học sinh có năng khiếu để tập luyện mà chỉ đợi đến khi tham gia các phong trào thể dục thể thao cấp huyện mới chọn một số em đi thi để gọi là tham gia có đủ phong trào dẫn đến kết quả thường không cao. Bản thân là giáo viên giảng dạy Giáo dục thể chất trong nhà trường cũng trăn trở về kết quả thi đấu các môn thể thao cấp huyện của các em học sinh lên trong năm học này tôi chon đề tài nghiên cứu về trực trạng học sinh trong trường thích, biết đá bóng như thế nào. Lập phiếu điều tra. Số thứ tự Không biết đá bóng Biết đá bóng Thích đá bóng Lớp 7A 15 học sinh 15 học sinh 30 học sinh Lớp 7B 12 học sinh 13 học sinh 25 học sinh Lớp 7C 16 học sinh 10 học sinh 26 học sinh Chương III – CÁC BIÊN PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC I “ Nâng cao cho học sinh về môn thể thao tự chọn, Bóng đá lớp 7” 1. Học sinh cần nắm được một số luật cơ bản về môn bóng đá mini ở trường trung học cơ sở. Luật I. Sân thi đấu 1. Kích thước: Sân thi đấu phải là hình chữ nhật, có chiều dọc lớn hơn chiều ngang.Chiều dài: Tối thiểu: 25m Tối đa: 42m. Chiều rộng: Tối thiểu: 15m Tối đa 25m Kích thước sân bóng đá mini 5 người 4/ 21 trang ĐỀ TÀI: “ Nâng cao cho học sinh về môn thể thao tự chọn, Bóng đá lớp7” Cầu môn phải được đặt ở giữa mỗi đường biên ngang, gồm hai cột dọc vuông góc với mặt sân, cách đều mỗi góc sân, được nối với nhau bằng một thanh xà ngang song song với mặt sân thi đấu. Khoảng cách giữa hai cột dọc là 3m (tính từ mép trong) và khoảng cách từ thanh xà ngang tới mặt sân thi đấu là 2m (tính từ mép dưới). Cả xà ngang và cột dọc của cầu môn đều có cùng kích thước bề rộng và bề dầy là 8cm. Đường cầu môn phải có cùng bề rộng với cột dọc và xà ngang. Lưới có thể được làm bằng sợi vải, sợi đay hoặc nylon và phải được mắc vào cột dọc, xà ngang, gắn xuống mặt sân phía sau cầu môn một cách chắc chắn. Phần dưới lưới phải được đỡ bằng 2 thanh xà cong hoặc hình dạng khác có sức đỡ phù hợp. Khung cầu môn có chiều sâu là 80cm ở phía trên và 100cm ở dưới mặt đất tính từ mép trong của cột dọc về phía bên ngoài sân thi đấu. 10. Sự an toàn: Cầu môn phải là hệ thống cố định để tránh trường hợp bị đổ. Cầu môn di động có thể sử dụng được, nhưng nó phải có sự ổn định như cầu môn cố định. 11. Bề mặt sân thi đấu: Bề mặt sân thi đấu phải mềm, phẳng và được làm bằng chất không bị mài mòn. Nên sử dụng sân lát gỗ hoặc phủ chất liệu nhân tạo phù hợp. Nên tránh sân làm bằng chất liệu xi măng hay đá dăm trộn nhựa đường. Quyết định của Hội đồng Luật quốc tế: 1. Nếu đường biên ngang chỉ dài 15 hay 16m thì bán kính của cung 1/4 vòng tròn phải là 4m. Trong trường hợp này, điểm chấm phạt đền thứ nhất sẽ vẫn là điểm cách điểm chính giữa của hai cột dọc là 6m. 2. Phải đánh dấu một điểm bên ngoài sân thi đấu, cách cung phạt góc 5m và ở góc phải của đường biên ngang để đảm bảo cự ly khi thực hiện quả đá phạt góc. Độ rộng của điểm này là 8cm. 3. Trên sân thi đấu, phải vẽ thêm hai điểm cách chấm phạt đền thứ hai về phía bên trái và bên phải 5m để xác định cự ly khi cầu thủ thực hiện quả đá phạt tại chấm phạt đền thứ hai. Độ rộng của điểm này là 6cm. 4. Khu ghế ngồi của đội bóng phải được đặt ngoài đường biên dọc, ngay bên cạnh khu vực trống trước bàn trọng tài. Luật II: Bóng 1. Chất lượng và kích thước: - Bóng phải hình cầu. - Chất liệu vỏ ngoài của bóng phải bằng da hoặc chất liệu khác tương ứng. - Chu vi quả bóng tối thiểu là 62cm và tối đa là 64cm. - Trọng lượng quả bóng lúc đầu trận đấu không được nặng hơn 440g và nhẹ hơn 400g. - Áp suất của bóng: Từ 0,4 – 0,6 át-mốt-phe (400 – 600gr/cm2). 2. Thay thế khi bóng hỏng: 6/ 21 trang ĐỀ TÀI: “ Nâng cao cho học sinh về môn thể thao tự chọn, Bóng đá lớp7” Cầu thủ đã thay ra sân vẫn được quyền vào lại sân thi đấu thay thế cầu thủ khác. Việc thay cầu thủ dự bị có thể được tiến hành khi bóng trong cuộc hoặc ngoài cuộc, nhưng phải được thực hiện đúng các quy định sau đây: + Cầu thủ bị thay thế phải rời sân qua khu vực thay cầu thủ của đội mình + Cầu thủ được thay thế cũng phải vào từ khu vực thay cầu thủ của đội mình và phải đợi cầu thủ bị thay thế đã hoàn toàn ra khỏi sân thi đấu. + Một cầu thủ dự bị được tham gia thi đấu hay không là quyền thuộc về quyết định của trọng tài. + Việc thay người kết thúc khi cầu thủ bị thay đã rời sân và cầu thủ được thay thế đã vào sân. Lúc này cầu thủ dự bị trở thành chính thức và cầu thủ bị thay thế không còn là cầu thủ chính thức nữa. Cầu thủ nào cũng có thể thay thế vị trí của thủ môn. 3. Lỗi và cách xử phạt: a. Trong khi thay người, nếu một cầu thủ dự bị vào sân khi cầu thủ bị thay thế chưa rời khỏi sân hoàn toàn thì: - Dừng trận đấu. - Buộc cầu thủ bị thay thế nhanh chóng rời sân. - Cảnh cáo và phạt thẻ vàng cầu thủ vào sân và buộc cầu thủ đó rời khỏi sân để hoàn tất thủ tục thay người. - Trận đấu được bắt đầu lại bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương tại nơi bóng dừng. b. Trong khi thay người, nếu một cầu thủ dự bị vào sân hoặc cầu thủ bị thay thế rời khỏi sân không đúng khu vực thay cầu thủ của đội mình thì: - Dừng trận đấu. - Cảnh cáo, phạt thẻ vàng cầu thủ vi phạm và buộc cầu thủ đó rời khỏi sân để tiến hành đúng thủ tục thay người. - Trận đấu được tiếp tục bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương tại chỗ bóng dừng. Những quyết định của Hội đồng Luật quốc tế: Để bắt đầu trận đấu, mỗi đội phải có 5 cầu thủ. Trong trường hợp nhiều cầu thủ bị truất quyền thi đấu, nếu một trong hai đội không còn đủ 3 cầu thủ trên sân (kể cả thủ môn), trận đấu sẽ bị huỷ bỏ. Một quan chức đội bóng có thể được chỉ dẫn chiến thuật cho các cầu thủ trong suốt trận đấu. Tuy nhiên, các quan chức không được cản trở cầu thủ, trọng tài trong khi họ thi đấu và làm nhiệm vụ trên sân, và phải luôn có hành vi, cư xử đúng mực. Luật IV. Trang phục cầu thủ 1. Sự an toàn: Cầu thủ không được mang bất kỳ vật gì gây nguy hiểm cho bản thân mình và cho các cầu thủ khác, kể cả các loại đồ trang sức. 2. Trang phục cơ bản: Trang phục cơ bản của một cầu thủ bao gồm những vật sau (từng chiếc rời nhau): 8/ 21 trang ĐỀ TÀI: “ Nâng cao cho học sinh về môn thể thao tự chọn, Bóng đá lớp7” bóng khá lớn, cho nên đá bóng bằng kĩ thuật này sẽ có tính ổn định và độ chuẩn xác cao . Cách thực hiện động tác theo 5 bước như trên. b/ Đá bóng bằng mu bàn chân : Kĩ thuật này này thường được sử dụng để chuyền bóng ở cự ly ngắn và trung bình. Bên cạch đó cũng có thể làm cú sút dứt điểm. Cách thực hiện động tác gồm bước cơ bản sau: + Chạy đà: Thẳng hướng bóng ( hoặc chếch từ 5 – 10 cm ) tốc độ tăng dần đều, bước cuối dài. + Chân trụ: Đặt ngang và cách bóng 10 – 15cm, mũi chân trụ thẳng hướng cần đá. Đầu gối khuỵu cả trọng tâm dồn vào chân trụ. + Chân lăng: Vung từ trước ra sau, tốc độ vung chân lăng và tốc độ chạy đà là hai yếu tố quyết định uy lực của cú đá ( cú sút ). + Tiếp xúc bóng: Điểm tiếp xúc là tâm quả bóng . + Kết thúc: Khi thực hiện và kết thúc động tác hai tay vung tự nhiên thân người giữ chắc và ngả về phía chân lăng. c) Đá bóng bằng mũi bàn chân: Đây là kĩ thuật thường được áp dụng để sút cầu môn,đá phạt hoặc đá nhanh hoặc bất ngờ đưa bóng qua đầu đối phương . Hướng chạy đà thẳng với hướng đá tốc độ tăng dần, khi chạy người hơi ngả về phía trước. Chân trụ đặt cách bóng khoảng 10 – 15cm, đầu gối chân trụ hơi khuỵu để giữ thăng bằng . Chân lăng tiếp xúc vào phía sau của bóng và mũi bàn chân có hướng đi lên. d) Kỹ thuật đá bóng bằng gót chân: (đánh gót ): + Kỹ thuật này tuy ít được sử dụng, song nếu tập luyện tốt và vận dụng phù hợp thì lại rất hiệu quả và nó luôn mang tính bất ngờ. Kĩ thuật đánh gót thường được áp dụng để chuyền bóng cho đồng đội ở vị trí trống, đánh lừa đối phương trong tranh cướp bóng hoặc ghi bàn trong cự ly ngắn. đ) Kĩ thuật đá vô lê: Đây thực ra cũng là kĩ thuật đá bóng bằng mu bàn chân, nhưng đòi hỏi cầu thủ phải phán đoán chính xác đường bay của bóng và thời điểm tiếp xúc bóng. Để thực hiện được động tác này người ngả về phía chân trụ, chân lăng đá về sau lấy đà theo một đường vòng chếch rồi vung mạnh về trước và dùng phần mu chính diện đá ngang vào bóng. Do trong khi đá theo quán tính người phải xoay theo hướng vòng cung cho nên chân trụ không được đặt cả bàn chân chạm đất, mà phải kiễng 10/ 21 trang ĐỀ TÀI: “ Nâng cao cho học sinh về môn thể thao tự chọn, Bóng đá lớp7” 3 - Một số chiến thuật cơ bản trong tập luyện và thi đấu. a) Chiến thuật vỗ bóng: Vậy “Vỗ” là gì ? Đây là 1 bài đánh trung lộ rất kinh điển trong 1 khoảng không gian chật hẹp, khi mà chúng ta không thể cầm bóng rê dắt. lúc đấy buộc chúng ta phải dùng kỹ thuật “vỗ” .Thực hiện như nào: Cầu thủ cầm bóng ban bóng sệt, chuẩn xác cho cầu thủ đang đè mặt hậu vệ đối phương rồi nhanh chóng chạy chỗ, cầu thủ nhận bóng có thể ban ngay cho cầu thủ vừa chạy chỗ hoặc ban cho 1 cầu thủ khác ở vị trí trống trải hơn, dễ nhận bóng hơn. Ngay lập tức cầu thủ này thực hiện đường chuyền cho cầu thủ vừa chạy chỗ hoặc dẫn bóng tung cú dứt điểm từ xa ( vì người chạy chỗ và người đang cài mặt hậu vệ đã làm đối phương phải tập trung vào nên đây là cơ hội để có thể thoải mái sút xa ) Yêu cầu : Cầu thủ vỗ phải ban chuẩn xác, dễ đỡ đặc biệt vỗ xong phải lập tức chạy chỗ ( các cầu thủ đội mình theo như quan sát thì ban xong đứng ì ra chứ không chạy do đó chưa tạo được đột biến ). Cầu thủ đè mặt phải có trụ tốt, có kỹ thuật cài người, nhả bóng tốt. Các cầu thủ từ tuyến 2 băng lên phải mạnh dạn dứt điểm hoặc phải quan sát thật nhanh để có thể chọc khe hoặc chuyền chính xác cho người chạy chỗ. b) Kỹ thuật “Nhả” Kỹ thuật Nhả là 1 trong những kĩ thuật khá khó vì nó bao gồm tới 4 động tác kĩ thuật là đỡ, che, cài, nhả. Trước tiên chúng ta tạm thời bàn đến “đỡ”. Hầu hết các cầu thủ đá bóng bây giờ đã khác với 4 - 5 năm trước. Rất nhiều cầu thủ khống chế bóng cực tốt, quả bóng mạnh đến mấy cũng được các bạn đỡ nhẹ nhàng, rất dính. Có được điều này sở dĩ là do được xem bóng đá nhiều hơn trước và không khí bóng đá, sinh hoạt bóng đá cũng mạnh hơn 4 - 5 năm trước nhiều. Tuy vậy đỡ sao cho thuận với tình huống lại là chuyện không phải ai cũng làm được. Cái này giới “chuyên môn” hay gọi là “đỡ bước 1″ nghe như một khái niệm của môn bóng chuyền.Theo ước tính có đến 95% số cầu thủ biết cách đỡ bước 1 thường dùng chân không thuận để đỡ bóng, còn chân thuận trụ vững vàng, tay cài chắc giúp họ có được tư thế thuận lợi để có thể xử lý ở tình huống tiếp theo. Thế nào là cách đỡ bước 1 hợp lý ? Có 2 tình huống 1- Là trong tư thế trống trải, có thể dứt điểm. Trong tình huống này chúng ta phải đỡ bóng sao cho có thể sút ngay lập tức và lưu ý nên “liếc” thật nhanh xem thủ môn đối phương ở đâu. Nếu khoảng cách là gần và trong tư thế đối mặt thì nên dứt điểm ngay, còn nếu ở tư thế quay lưng thì tùy theo 1 trong 2 tình huống còn lại sau đây để xử lý. 12/ 21 trang
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_cho_hoc_sinh_ve_mon_the_thao.docx