SKKN Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn

doc 25 trang leduong 06/05/2024 670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn

SKKN Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn
 Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC- HIỂU 
 VĂN BẢN TRONG MÔN NGỮ VĂN
 Năm học 2015-2016 Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn
 ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài.
 Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao tính tích cực chủ động 
sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học là yêu cầu đối với tất cả các đồng 
chí giáo viên ở các môn học. Song đối với môn ngữ văn có một vị trí quan trọng 
góp phần đào tạo giáo dục thế hệ trẻ thành những con người có ý thức tự tu 
dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình,có lòng yêu nước, biết hướng tới 
những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải sự 
công bằng xã hội.
 Thông qua việc học tập môn ngữ văn tôi mong muốn giúp các em rèn luyện 
tích lũy kiến thức, có tư duy sáng tạo, có tính tự lập, bước đầu có năng lực cảm 
thụ các giá trị chân - thiện - mĩ trong các tác phẩm văn học cũng như trong cuộc 
sống. 
 Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học trong môn ngữ văn theo hướng 
tích hợp ba phân môn: Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn gắn bó với nhau. Chính 
vì vậy, giờ Đọc - Hiểu văn bản là rất quan trọng. Nó gắn liền việc dạy tiếng Việt 
với văn bản vừa tìm hiểu, với phân môn Tập làm văn là hoạt động tích hợp tri 
thức Đọc - Hiểu văn bản - Tiếng Việt vào việc tạo lập các văn bản.
 Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy tôi mạnh dạn nêu một 
vài ý kiến về NHỮNG PHÁP DẠY “ ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN TRONG 
MÔN NGỮ VĂN’’ làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn
 1. Cơ sở lý luận
 Môn ngữ văn ở bậc THCS đã khẳng định “Lấy quan điểm tích hợp làm 
nguyên tắc tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các 
phương pháp giảng dạy. “Đọc - Hiểu văn bản” không nhằm diễn đạt hai hoạt 
động tách rời nhau là Đọc và Hiểu. Khi học môn ngữ văn thì hoạt động đó phải 
là nghiền ngẫm suy tư thậm chí cả cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng. Đọc ở đây 
diễn ra theo cách bám sát đi sâu vào văn bản để “giải mã’’ văn bản, nghĩa là xác 
lập các giá trị của văn bản theo cách cảm nhận và cách hiểu của người đọc. Khả 
năng đọc hiểu và cảm thụ một tác phẩm văn chương phụ thuộc vào việc học 
sinh có thể trả lời được hay không những câu hỏi đặt ra ở những cấp độ khác 
nhau. Mức độ thấp nhất là chỉ cần sử dụng những thông tin có ngay trong văn 
bản. Đó là trường hợp câu trả lời có sẵn trong bài đó là trình độ mới biết đọc 
trên dòng.Mức cao hơn là buộc phải suy nghĩ và sử dụng những thông tin trong 
bài để suy ra câu trả lời từ những đầu mối trong văn bản là trình độ đã biết đọc 
giữa dòng. Cao hơn nữa là yêu cầu khái quát, liên hệ giữa những cái mà học 
 1/26 Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn
2. Tổng kết kinh nghiệm sáng kiến của đồng nghiệp.
3. Thực nghiệm sư phạm thông qua các bài dạy ngữ văn cụ thể.
B. NỘI DUNG 
I. Các biện pháp và hình thức dạy học “Đọc - Hiểu văn bản trong bài học 
ngữ văn”
1. Các phương pháp dạy Đọc- Hiểu văn bản.
 Hoạt động dạy và hoạt động học bao gồm toàn bộ các biện pháp và hình thức 
dạy của thầy và học của trò theo tinh thần thầy tổ chức hướng dẫn, trò chủ động 
tích cực trong quá trình Đọc - Hiểu văn bản và lĩnh hội tri thức. Đọc văn bản là 
một kỹ năng học sinh cần phải rèn luyện và phát triển trong suốt quá trình học 
tập môn ngữ văn. Đọc văn bản có nhiều hình thức: đọc thầm, đọc lướt, đọc tóm 
tắt, đọc diễn cảm. Quan trọng nhất là việc Đọc- Hiểu văn bản, nếu học sinh 
không có kỹ năng đọc hiểu thì không thể tiến hành các bước tiếp theo là phân 
tích, đánh giá, cảm thụ văn bản.
a. Biện pháp đọc diễn cảm: 
 Muốn hiểu tác phẩm văn chương cần phải đọc, đọc là một cách phân tích tác 
phẩm bằng giọng điệu ngôn ngữ. Đọc diễn cảm phương pháp dạy học đặc trưng 
của môn ngữ văn. Đọc diễn cảm có khả năng tái hiện một cách trọn vẹn đời sống 
và hình tượng tác phẩm, không khí thời đại cũng như ý đồ tư tưởng của nhà văn. 
Đọc diễn cảm được xem như hình thức biểu hiện nghệ thuật. Vì thế có khả năng 
liên tưởng và tưởng tượng sáng tạo dựa trên đặc điểm hình thức của cấu trúc 
ngôn ngữ và thể loại tác phẩm để đọc phân vai, nhập vai. Hoạt động này được 
coi là thao tác đầu tiên của việc phân tích, cảm thụ “văn”. Đọc đúng là biểu hiện 
đúng hướng thâm nhập tác phẩm.
 Đọc diễn cảm của thầy là đọc mẫu, với trò là tập đọc diễn cảm. Từ khi giáo 
viên đọc mẫu đến khi tập đọc diễn cảm sẽ là biện pháp hướng dẫn đọc. Trong 
các bài soạn trước đây giáo viên chúng ta gần như đã bỏ qua biện pháp dạy học 
này, trong giáo án chỉ ghi một chữ “đọc” và sau ghi lên bảng chỉ là một thông 
báo biện pháp chứ chưa phải là dạy học bằng biện pháp đó. Nhưng trong giáo án 
mới thực hiện chương trình thay sách giáo khoa ngữ văn THCS, biện pháp đọc 
diễn cảm và hướng dẫn đọc sẽ được giáo viên thiết kế trong hoạt động “Đọc - 
Hiểu chú thích văn bản”. Đọc diễn cảm được xem như hình thức biểu hiện nghệ 
thuật. Đọc đúng là biểu hiện đúng hướng thâm nhập tác phẩm. Chính vì vậy 
trong quá trình giảng dạy tôi luôn đề cao hoạt động đọc kỹ văn bản và phần 
chú thích để nắm được nội dung ý nghĩa, từ đó học sinh chủ động tiếp cận văn 
bản.
 3/26 Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn
* Trích ngang thiết kế bài học “Lợn cưới, áo mới” – Ngữ Văn 6 
 Thao tác Hoạt động dạy Hoạt động học 
 1 GV Giảng: Lợn cưới áo mới là HS: Nghe 
 một chuyện kể dân gian mang ý 
 nghĩa giễu cợt tật xấu. Ở đây tật 
 khoe của được kể và tả qua hành 
 động lời nói của nhân vật .
 Hỏi: Từ nội dung trên khi đọc 
 truyện này cần phải đọc như thế HS: Trả lời dùng giọng kể để 
 nào ? đọc.
 - Giọng giễu cợt, mỉa mai.
 - Nhấn mạnh những ngôn từ 
 GV hỏi: Hãy kể truyện “Lợn chỉ hành động và lời nói khác 
 cưới áo mới ” theo các yêu cầu thường của nhân vật.
 2 đó HS Kể lại chuyện “Lợn cưới 
 áo mới ” 
 bằng giọng mỉa mai, giễu cợt, 
 hài hước...nhấn mạnh vào 
 những ngôn từ chỉ hành động 
 và lời nói khác thường của 
 nhân vật.
 Kể: 2 học sinh dùng giọng đọc 
 để kể chuyện theo SGK.
 b. Biện pháp đọc kết hợp với giảng và bình văn 
 Biện pháp giảng và bình văn vốn là công cụ chính của người thầy trong các 
 giờ giảng văn truyền thống đã không còn đảm nhiệm chức năng thống soái 
 trong các giờ học văn theo tinh thần đổi mới. Tuy nhiên giảng văn và bình văn 
 vẫn nằm trong số các biện pháp dạy học tích cực trong hoạt động Đọc - Hiểu 
 văn bản. Muốn hiểu sâu sắc tác phẩm văn chương cần phải tiến hành các thao 
 tác tư duy cảm xúc đó là kỹ năng đọc kết hợp với giảng bình.
 Việc giảng giải để làm rõ hoặc mở rộng kiến thức khó trong văn bản cũng 
 thể hiện sự cảm thụ sâu sắc tinh tế của thầy được áp dụng phát huy đúng lúc, 
 đúng chỗ sẽ có tác dụng gây lòng tin và sự hứng thú thẩm mỹ cho học sinh 
 trong khi đọc - hiểu văn bản đồng thời góp phần rèn kỹ năng cảm thụ văn 
 5/26 Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn
 trong trái tim của bé Hồng. Người mẹ 
 là trung tâm của mọi sự cảm nhận của 
 bé Hồng rất sâu nặng và không có gì 
 có thể chia cắt được tình cảm thiêng 
 liêng đó.
 HS: trả lời 
 5 - Ở đây nhân vật người mẹ được kể - Hình ảnh người mẹ hiện lên 
 qua cái nhìn và cảm xúc tràn ngập yêu thật cụ thể gần gũi thân 
 thương của người con. Điều đó có tác thương.
 dụng gì ? 
 6 - Theo con bé Hồng đã có một người 
 mẹ như thế nào ? 
 GV bình 
 Bé Hồng đã có một người mẹ khác 
 hoàn toàn với lời dèm pha của người 
 cô: 
 - Không hề xa lạ (Vì mẹ đã trở về với 
 con) 
 - Không thay đổi mẹ vẫn ôm con vào 
 lòng, vẫn lấy vạt áo nâu thấm nước 
 mắt cho con.
 - Không tiều tụy đói khổ gương mặt 
 mẹ vẫn tươi sáng, đôi mắt trong, nước 
 da mịn, hai gò má vẫn hồng. Mẹ vẫn 
 đẹp đẽ sang trọng với hơi thở thơm 
 tho ở khuôn miệng xinh xắn đang nhai 
 trầu. Người mẹ thật đẹp đẽ, cao quý và 
 kiêu hãnh đáng để bé Hồng tự hào.
 Lời giảng bình của giáo viên vừa đảm bảo yêu cầu định hướng tiếp nhận, 
 vừa định hình kiến thức thông qua khả năng liên tưởng tích cực, làm nổi bật ý 
 nghĩa sâu sa của văn bản làm sáng tỏ một yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Ví dụ trong 
 bài “Lượm” - Ngữ văn 6 tập II khi phân tích xong đoạn thơ thứ 13 “Lượm ơi, 
 7/26 Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn
vượt ra khỏi dòng để tiến tới các mục tiêu đọc hiểu văn bản sẽ cần tới sự nỗ lực 
cảm và hiểu không chỉ của cá nhân mà của cả lớp học.
Ví dụ: Thiết kế bài học “ Sau phút chia li ” 
 Thao tác Hoạt động dạy Hoạt động học (Thảo luận nhóm) 
 ( Phiếu học tập) 
 1 Câu hỏi 1 : Em cảm nhận - Nỗi trống trải xót xa và buồn 
 được trong văn bản “Sau thương
 phút chia ly” những nỗi - Nỗi oán giận chiến tranh
 niềm ly biệt nào ? - Khát khao hạnh phúc lứa đôi 
 2 Câu hỏi 2: Theo em, có cách -Không còn có những cuộc chiến 
 nào để giải thoát người chinh tranh phi nghĩa.
 phụ khỏi nỗi sầu ly biệt này ? 
 3 Câu hỏi 3: Ở đây nỗi niềm ly - Thể thơ song thất lục bát giàu 
 biệt được diễn tả sinh động, nhạc điệu.
 chân thực và truyền cảm nhờ - Điệp ngữ.
 những nét nghệ thuật nào em - Đối.
 cho là đặc sắc nhất? - Dùng các hình ảnh để bộc lộ cảm 
 xúc của lòng người.
2. Vận dụng hệ thống câu hỏi trong hoạt động dạy học “ Đọc - Hiểu văn 
bản”
 Chúng ta có nhiều hình thức hoạt động dạy học “ Đọc - Hiểu văn bản” . 
Giảng văn, bình văn cũng là đọc - hiểu, đọc diễn cảm văn bản cũng là đọc - hiểu 
như ở mức độ cảm tính. Còn đọc - hiểu ở mức độ sâu sắc, đối với người học sẽ 
là chiếm lĩnh văn bản bằng đối thoại, lấy câu hỏi do thầy thiết kế làm phương 
tiện. Đây là hình thức dạy học văn quan trọng hàng đầu, bởi hệ thống câu hỏi 
cảm thụ phân tích văn có khả năng khơi dậy năng lực cảm và hiểu văn theo nỗ 
lực và kinh nghiệm riêng của mỗi học sinh. Sự đa dạng hóa của hệ thống câu hỏi 
“Đọc - Hiểu văn bản” trong SGK Ngữ văn mới là minh chứng cho một quan 
niệm đúng đắn về bản chất “Đọc - Hiểu văn bản” ở môn ngữ văn. 
 Là giáo viên dứng lớp dạy môn ngữ văn theo tinh thần đổi mới phương pháp 
dạy học, tôi nghĩ rằng hệ thống câu hỏi vô cùng quan trọng, những câu hỏi cảm 
thụ có khả năng khơi dậy năng lực cảm và hiểu tác phẩm của mỗi học sinh. 
Chính vì vậy hệ thống câu hỏi phải được thiết kế theo hướng tích cực hóa hoạt 
động học tập của học sinh và tích hợp kiến thức, kĩ năng của môn học. Chẳng 
 9/26

File đính kèm:

  • docskkn_nhung_phuong_phap_day_doc_hieu_van_ban_trong_mon_ngu_va.doc