Tập huấn tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng khi tham gia môi trường mạng - Sở TT&TT-UBND Thành phố Hà Nội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập huấn tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng khi tham gia môi trường mạng - Sở TT&TT-UBND Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập huấn tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng khi tham gia môi trường mạng - Sở TT&TT-UBND Thành phố Hà Nội
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO Ý THỨC TRÁCH NHIỆM CỘNG ĐỒNG KHI THAM GIA MÔI TRƯỜNG MẠNG Hà Nội, tháng 10/2018 HỆ THỐNG VĂN BẢN • Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng • Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng • Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. 3 I. THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN Theo thống kê mới nhất năm 2018 của We Are Social, một công ty toàn cầu chuyên tư vấn và nghiên cứu về truyền thông xã hội, tại Việt Nam có 58 triệu người sử dụng mạng xã hội (đứng thứ 7 trên thế giới), trung bình một người sử dụng mạng xã hội Việt Nam dành 2h37 phút mỗi ngày cho mạng xã hội. Khảo sát của Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS) Thông tin Vu khống, Kỳ thị Kỳ thị Kỳ thị Kỳ thị nói xấu, bịa đặt dân tộc giới tính khuyết tật tôn giáo phỉ báng thông tin (37,01%) (29,03%) (21,76%) (15,09%) (61,7%) (46,6%) TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG Xà HỘI Tích cực: 5. Bày tỏ quan điểm cá nhân: con người cần bày tỏ và cần được sự sẻ chia, việc viết ra những suy nghĩ của mình qua mạng XH sẽ giúp giải tỏa tâm lý. 6. Mang đến lợi ích về sức khoẻ: giúp vận động trí não, tăng cường khả năng lạc quan khi có quan hệ tốt trên mạng. 7. Tìm kiếm thông tin, giải trí, nắm bắt thông tin kịp thời. 7 TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG Xà HỘI • Hạn chế: 1. Giảm tương tác trực tiếp giữa người với người: 9 TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG Xà HỘI Hạn chế: 2. Lãng phí thời gian và xao lãng mục tiêu thực của cá nhân: Nghiện mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Thay vì học hỏi những kỹ năng cần thiết, một số người làm mọi cách để trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng. 11 TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG Xà HỘI Hạn chế: 3. Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe như mất ngủ, mắc bệnh trầm cảm. Ánh sáng nhân tạo từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não của bạn làm bạn khó ngủ hơn. Việc thức đêm để chat online dẫn đến thiếu ngủ, tạo thói quen mất ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần. 13 TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG Xà HỘI Hạn chế: Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm TS. Bác sĩ Tô Thanh Phương, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư I cảnh báo: Tình trạng nghiện điện thoại, Facebook có thể gây biến chứng nguy hiểm, dễ dẫn đến bị mắc bệnh trầm cảm. Khi thấy con, cháu có các dấu hiệu như sử dụng điện thoại quá nhiều thời gian, hay trốn học, hay nói dối, lười vệ sinh cá nhân, hay cáu gắt, căng thẳng, sống khép kín, không tiếp xúc, giao lưu với mọi người các bậc phụ huynh cần theo dõi con em mình sát sao, có những giải pháp hạn chế dần sử dụng điện thoại để tránh những hậu quả đáng tiếc. 15 TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG Xà HỘI Người mẹ trẻ N.T.T.T (26 tuổi, ở Hà Nội) nghiện điện thoại, Facebook đến nỗi quên cả cho con bú. (Ảnh: PVBình Minh- báo Tiền phong.) 17 TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG Xà HỘI Hạn chế: 5. Không trung thực và bạo lực trên mạng: Người ta cảm thấy thoải mái trên mạng nên họ thường nói những điều mà ngoài đời không dám phát biểu hoặc không có thực. Đồng thời vấn nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối thì ngoài đời con người cũng dần trở nên bạo lực hơn hẳn. 19 TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG Xà HỘI Hạn chế: 5. Không trung thực và bạo lực trên mạng: 21 MỘT SỐ DẤU HIỆU KHI NGHIỆN MẠNG XH 1. Thường xuyên kiểm tra tin nhắn, bình luận, lượt thích của hình ảnh, video, trạng thái vừa đăng lên. 2. Tin rằng cuộc sống trên mạng xã hội có nhiều điều cần làm hơn là xã hội thực. 23 MỘT SỐ DẤU HIỆU KHI NGHIỆN MẠNG XH 5. Ám ảnh về hình ảnh của mình được chia sẻ trực tuyến. 6. Đi vệ sinh cũng cầm theo điện thoại. 7 Truy cập mạng xã hội với tần suất vài phút một lần. Mặt trái của MXH Do nhận thức còn hạn chế nên nhiều người khi tham gia mạng xã hội đã vô tình tán phát, chuyển tải thông tin sai trái. Tình trạng cư dân mạng đồng loạt chỉ trích, phê phán, hay ca ngợi một thông tin ảo không có thật, hay like (thích, ủng hộ), share (chia sẻ) những thông tin xấu độc, tạo môi trường thông tin không lành mạnh trên mạng xã hội, tác động tiêu cực đến đời sống tư tưởng của xã hội, đặc biệt là với các tầng lớp thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên. 27 Mặt trái của MXH Hình ảnh đoàn xe Hình ảnh đoàn xe. 29 Mặt trái của MXH 31 Mặt trái của MXHaMIẾN THỨC CƠ BẢN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MẠNG Mặt trái của MXH Bị người yêu đăng đoạn phim “sex” lên mạng, một nữ sinh ở Đồng Nai đã không thể kháng cự với cơn bão like, share (thích, chia sẻ) và chỉ trích trên facebook dành cho mình, nên đã tìm đến cái chết tức tưởi bằng thuốc diệt cỏ khi mới 15 tuổi. Sáng 22/6/2015, Công an huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai) vẫn đang tạm giữ Nguyễn Đình Lộc (22 tuổi, người địa phương) để xác định nghi phạm có giao cấu với trẻ em không? đồng thời làm rõ hành vi “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” và truy tìm nguyên nhân khiến nữ sinh N.T.A.T (15 tuổi, học sinh lớp 9, ngụ xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ) tự tử. 35 Mặt trái của MXH Ngày 11/3, vụ việc nữ sinh H.T.L (học sinh lớp 11, Trường THPT Nguyễn Đức Mậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) được cho là tự tử dưới ao trong nhà, để lại bức thư với nội dung “con xin lỗi bố mẹ”Đáng chú ý, nguyên nhân dẫn đến cái chết đau lòng của H.T.L được cho là vì clip ghi lại cảnh L. và một bạn trai trong lớp hôn nhau bị lan truyền trên mạng xã hội. Đặc biệt, trong số đó có những fanpage, trang thông tin có hơn 1 triệu lượt người theo dõi như songlamplus.vnđăng tải clip của L. không che mặt. Mặt trái của MXH "Like là làm" hay "Nói là làm" – Một trào lưu bắt đầu nở rộ sau vụ lời thách thức của một anh chàng tên N.T trên Facebook vào tối 20/9/2016. Nguyên văn lời thách thức là "Bức hình này đủ 40k like tôi đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem." Mặt trái của MXH Mặt trái của MXH Cháu Ngọc H., SN 2003, học sinh trường THCS ở Khánh Hòa vì một phút nông nổi tuyên bố "Đủ like sẽ đốt trường" mà H. phải đi cấp cứu ở bệnh viện Ninh Hòa do bỏng nặng ở hai chân. Mặt trái của MXH Vào lúc 22 giờ tối 8/3/2017, nhiều người không thể truy cập được vào trang web chính thức của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (www.tansonnhatairport.vn). Trên trang chủ, tin tặc đã để lại dòng chữ xác nhận đã tấn công web, cảnh báo an ninh mạng của sân bay đang có vấn đề, hệ thống bảo mật bị lộ. Cục An ninh mạng (Bộ Công an) đã phát hiện hai tin tặc L.C.K.D (15 tuổi, trú tại phường 15, quận Tân Bình, TP. HCM) là người đã khai thác lỗ hổng bảo mật và tấn công, xâm nhập website của sân bay Tân Sơn Nhất và P.H.H (15 tuổi, trú tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) là người đã tấn công website của các sân bay Đà Nẵng, Phú Quốc, Rạch Giá, Tuy Hòa. Tại cơ quan Công an, D. và H. đã thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi sai phạm của mình, động cơ tấn công xuất phát từ mục đích thích khám phá, mong muốn thể hiện, khoe khoang thành tích trong giới hacker. Mặt trái của MXH 51 Tác động của Mạng XH Dấu hiệu nghiện mạng xã I. ĐẶT VẤN ĐỀ hội Mặt trái của mạng xã hội 1. Kỹ năng khai thác thông tin trên môi trường mạng II. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MẠNG 2. Nguyên tắc ứng xử khi tham gia môi trường mạng NỘI DUNG 1. Trách nhiệm của người sử dụng, cung cấp thông tin TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN TUYÊN LIỆU TÀI trên mạng Internet: III. TRÁCH NHIỆM CỦA 2. Trách nhiệm của tổ chức, CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY doanh nghiệp cung cấp dịch DỰNG MÔI TRƯỜNG MẠNG vụ trên môi trường mạng: HỮU ÍCH, LÀNH MẠNH 3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước II. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MẠNG 1. Kỹ năng khai thác thông tin trên môi trường mạng 1.1. Thu thập, tìm kiếm thông tin Việc xác định các từ khoá tìm kiếm (từ khoá xác định một phần hoặc toàn bộ nội dung cần tìm kiếm), sử dụng các kỹ năng tìm kiếm như đưa nội dung tìm kiếm vào trong dấu “”, sử dụng các toán tử tìm kiếm (+, -, and, or), tìm kiếm theo định dạng file (.doc, .pdf), tìm kiếm theo website... sẽ nâng cao hiệu quả của công cụ tìm kiếm, kết quả tìm kiếm không dàn trải. Trên cơ sở kết quả, mục đích, phạm vi tìm kiếm để đánh giá và chọn lọc thông tin phù hợp, tin cậy. So sánh, đối chiếu, tìm các điểm mâu thuẫn giữa các nguồn thông tin để chọn lựa kết quả tốt nhất. II. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MẠNG 1. Kỹ năng khai thác thông tin trên môi trường mạng 1.2. Nhận diện, kiểm chứng thông tin Nhận diện, kiểm chứng thông tin Kiểm tra thông Kiểm tra Kiểm tra sự đồng Kiểm tra thời tin trong trường Kiểm chứng video clip và nhất giữa tiêu đề và điểm đăng hợp có nghi nguồn tin hình ảnh ngờ thông tin nội dung bài viết phát thông tin trong bài viết đăng tải không chính xác: II. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MẠNG 1. Kỹ năng khai thác thông tin trên môi trường mạng 1.2. Nhận diện, kiểm chứng thông tin - Kiểm tra sự đồng nhất giữa tiêu đề và nội dung tránh các bài viết giật tít để “câu view”, trong khi thông tin không liên quan. Thói quen đọc lướt có thể khiến người sử dụng trở thành nạn nhân của tin tức giả hay lừa đảo. II. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MẠNG 1. Kỹ năng khai thác thông tin trên môi trường mạng 1.2. Nhận diện, kiểm chứng thông tin - Kiểm tra thời điểm đăng phát thông tin: để tránh việc tác giả sử dụng bài viết cũ rồi dán mốc thời gian mới hoặc cố tình mập mờ về thời gian nhằm thu hút sự quan tâm của người đọc. Việc kiểm tra, xác minh thời điểm đăng phát và thời điểm diễn ra thông tin giúp người sử dụng tránh được trường hợp bị “lái” theo mục đích của người phát tán thông tin.
File đính kèm:
- tap_huan_tuyen_truyen_nang_cao_y_thuc_trach_nhiem_cong_dong.pptx