Tổng hợp kiến thức ôn tạp giữa kì Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp kiến thức ôn tạp giữa kì Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp kiến thức ôn tạp giữa kì Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2019-2020
TUẦN 28 Thứ hai ngày 04 tháng 5 năm 2020 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II : TIẾT 1 Sách Tiếng Việt tập 2 trang 100 I. Kiến thức cần nhớ Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng các bài đã học: - Tuần 19: Người công dân số Một - Người công dân số Một (tt) - Tuần 20: Thái sư Trần Thủ Độ - Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng - Tuần 21: Trí dũng song toàn – Tiếng rao đêm - Tuần 22: Lập làng giữ biển – Cao Bằng - Tuần 23: Phân xử tài tình – Chú đi tuần - Tuần 24: Luật tục xưa của người Ê-đê – Hộp thư mật - Tuần 25: Phong cảnh đền Hùng – Cửa song - Tuần 26: Nghĩa thầy trò – Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Tuần 27: Tranh làng Hồ - Đất nước II. Luyện tập Bài 2 – Tìm ví dụ điền vào bảng tổng kết sau : CÁC KIỂU CẤU TẠO CÂU VÍ DỤ Câu đơn Câu ghép không dùng từ nối Câu ghép Câu ghép dùng Câu ghép dùng quan hệ từ từ nối Câu ghép dùng cặp từ hô ứng Hướng dẫn HS: - Câu đơn là câu chỉ có một cụm chủ vị. - Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ vị trở lên. Toán LUYỆN TẬP CHUNG (trang 144) I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: - Ôn cách tính vận tốc của chuyển động đều. Qui tắc: Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian. Công thức: v = s : t * s = v x t II. LUYỆN TẬP: Bài 1 (trang 144): Một ôtô đi quãng đường 135km hết 3 giờ. Một xe máy cũng đi quãng đường đó hết 4 giờ 30 phút. Hỏi mỗi giờ ôtô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu ki-lô-mét ? Bài 2 (trang 144): Một xe máy đi qua chiếc cầu dài 1250m hết 2 phút. Tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là km/giờ. Chính tả Bà cụ bán hàng nước chè HS tập chép Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa, có những cái lá to bằng cái mẹt bún của bà bún ốc. Không biết cây bàng này năm chục tuổi, bảy chục tuổi hay cả một trăm tuổi. Nhiều người ngồi uống nước ở đây những lúc quán nước vắng khách đã ngắm kĩ gốc cây bàng, rồi lại ngắm sang phía bà cụ bán hàng nước. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết bao nhiêu tuổi lao động, quán bán được bao nhiêu năm. Chỉ thấy đầu bà cụ bạc trắng, trắng hơn cả mớ tóc giả của các diễn viên tuồng chèo vẫn đóng vai các bà cụ nhân đức. Theo Nguyễn Tuân MÔN: KHOA HỌC BÀI: SỰ SINH SẢN VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔN TRÙNG, ẾCH Nội dung cần nhớ: Đa số loài vật chia thành hai giống; đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng. Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới mang những đặc tính của bố và mẹ. Những loài động vật khác nhau có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ trứng, có loài đẻ con. Nội dung cần nhớ: Đầu mùa hạ, ngay sau cơn mưa lớn, vào ban đêm, người thường nghe thấy tiếng ếch kêu. Đó là tiếng kêu của ếch đực gọi ếch cái. Ếch cái đẻ trứng xuống nước tạo thành những chùm nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Trứng ếch đã được thụ tinh nở ra nòng nọc, nòng nọc phát triển thành ếch. Bài tập: Hãy kể tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con. Trả lời: Con vật đẻ trứng: gà, chim, rắn, cá sấu, vịt, rùa, cá vàng, sâu, ngỗng, đà điểu, ngan, tu hú, chim ri, đại bàng, quạ, diều hâu, bướm, Con vật đẻ con: chuột, cá heo, cá voi, hổ, báo, ngựa, lợn, chó, mèo, hươu, nai, gấu, trâu, bò, + Chi tiết hoặc câu văn em thích; Thích chi tiết “Người đi từ đền Thượng toả hương thơm.” 2) Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân. * Dàn ý: - Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. - Thân bài: + Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm. + Hoạt động nấu cơm. - Kết bài: Niềm tự hào của người đạt giả. * Chi tiết hoặc câu văn em thích: Em thích chi tiết thanh niên của đội thi lấy lửa. 3) Tranh làng Hồ. * Dàn ý: (Bài tập đọc là một trích đoạn chỉ có thân bài) - Đoạn 1: Cảm nghĩ của tác giả về tranh làng Hồ và nghệ sĩ dân gian. - Đoạn 2: Sự độc đáo nội dung tranh làng Hồ. - Đoạn 3: Sự độc đáo kĩ thuật tranh làng Hồ. * Chi tiết hoặc câu văn em thích. Em thích những câu văn viết về màu trắng điệp. Đó là sự sáng tạo trong kĩ thuật pha màu của tranh làng Hồ. TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II : TIẾT 3 Sách Tiếng Việt tập 2 trang 101 I. MỤC TIÊU TRỌNG TÂM: Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kỳ II (BT2). Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. II. LUYỆN TẬP 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. - HS đọc bài và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. 2. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Tình quê hương Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu. Theo NGUYỄN KHẢI a) Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. b) Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ? c) Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn. d) Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn. Hướng dẫn HS: TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II : TIẾT 2 Sách Tiếng Việt tập 2 trang 100 I. Kiến thức cần nhớ Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng các bài đã học: - Tuần 19: Người công dân số Một - Người công dân số Một (tt) - Tuần 20: Thái sư Trần Thủ Độ - Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng - Tuần 21: Trí dũng song toàn – Tiếng rao đêm - Tuần 22: Lập làng giữ biển – Cao Bằng - Tuần 23: Phân xử tài tình – Chú đi tuần - Tuần 24: Luật tục xưa của người Ê-đê – Hộp thư mật - Tuần 25: Phong cảnh đền Hùng – Cửa song - Tuần 26: Nghĩa thầy trò – Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Tuần 27: Tranh làng Hồ - Đất nước II. Luyện tập Bài 2 – Dựa theo câu chuyện Chiếc đồng hồ, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép: a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng ... b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì ... c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là : "Mỗi người vì mọi người và ..." Hướng dẫn HS: Con đọc lại câu chuyện để tìm nội dung phù hợp điền vào chỗ trống. Đáp án bài làm: Gợi ý: Bài 2 a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy. b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muổn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ không hoạt động được. c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”. Thứ năm ngày 7 tháng 5 năm 2020 Toán ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1. Dấu hiệu chia hết cho số 2 Các số mà có tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2. 2. Dấu hiệu chia hết cho số 5 Các số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì sẽ chia hết cho 5. Các số tận cùng là 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5. Các số có tận cùng là 5 thì không chia hết cho 2 nhưng chia hết cho 5. Các số có tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5. 3. Dấu hiệu chia hết cho số 3 Các số chia hết cho 3 là các số có tổng các chữ số chia hết cho 3. 4. Dấu hiệu chia hết cho số 9 Số chia hết cho 9 là các số có tổng các chữ số chia hết cho 9. II. LUYỆN TẬP: Bài 1 a) Đọc các số: 70 815 ; 975 806 ; 5 723 600 ; 472 036 953. b) Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số trên. Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có : a) Ba số tự nhiên liên tiếp là: 998 ; 999 ; . .. ; 8000 ; 8001 66 665 ; ; 66 667 b) Ba số chẳn liên tiếp: 98 ; . ; 102 996 ; ;. .; 3 000 ; 3 002 c) Ba số lẻ liên tiếp: ĐÁP ÁN Bài 1 70 815 : Bảy mươi nghìn tám trăm mười lăm, chữ số 5 trong số này chỉ 5 đơn vị. 975 806: Chín trăm bảy mươi lăm nghìn tám trăm linh sáu, chữ số 5 trong số này chỉ 5 nghìn. 5 723 600: Năm triệu bảy trăm hai mươi ba nghìn sáu trăm, chữ số 5 trong số này chỉ 5 triệu. 472 036 953: Bốn trăm bảy mươi hai triệu không trăm ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi ba, chữ số 5 trong này chỉ 5 chục. Bài 2: a) 998; 999;1000 7999; 8000; 8001. 66 665; 66 666; 66 667. b) 98; 100; 102 996; 998; 1000 2998; 3 000; 3002. c) 77; 79; 81 299; 301; 303. 1999; 2001; 2003. 4) Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: 1000 > 997 6987 < 10 087 7500 : 10 = 750 5 ) Hướng dẫn giải: a) Có thể điền chữ số 2 hoặc chữ số 5 hoặc chữ số 8 vào ô trống. b) Có thể điền chữ số 0 hoặc chữ số 9 vào ô trống. c) Điền chữ số 0 vào ô trống. d) Điền chữ số 5 vào ô trống. MĨ THUẬT Tiết 28: BÀI 28 MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU I ) Mục tiêu: - HS hiểu đặc điểm của mẫu về hình dáng màu sắc và cách sắp xếp. - HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu có hai hoặc ba vật mẫu. - HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. II ) Chuẩn bị: * Học sinh: - Vở tập vẽ hoặc giấy A4. - Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại. Hướng dẫn HS cách vẽ : - Phương pháp vẽ theo mẫu từ các bài đã học: + Ước lượng chiều cao, ngang của mẫu để vẽ phác khung hình chung, riêng của vật mẫu. + Tìm tỉ lệ của các mẫu vật. + Vẽ phác hình bằng các nét thẳng + Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho rõ đặc điểm của mẫu - HS vẽ ra chính giữa khổ giấy, vẽ phù hợp với khổ giấy, không dùng thước + Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu. Bài 3 (trang 149): Quy đồng mẫu số các phân số: 3 2 a) và 4 5 5 11 b) và 12 36 Bài 4 (trang 149): Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: 7 5 2 6 7 7 .. ; ; . 12 12 5 15 10 9 7 5 2 6 7 7 > ; = ; < 12 12 5 15 10 9 MÔN: ĐỊA LÍ BÀI: CHÂU MĨ (TT) Nội dung cần nhớ: Phần lớn cư dân châu Mĩ là người nhập cư. Bắc Mĩ có nền nông nghiệp tiên tiến, công nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. Hoa Kì là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Câu hỏi: 1. Dân cư châu Mĩ có đặc điểm gì nổi bật? 2. Em biết gì về đất nước Hoa Kì. Trả lời: 1. Thành phần dân cư châu Mĩ rất đa dạng, phức tạp vì họ chủ yếu là người nhập cư từ các châu lục khác đến. 2. Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, các ngành công nghệ cao và còn là một trong những nước xuất khẩu nông sản nổi tiếng thế giới như lúa mì, thịt, rau.
File đính kèm:
- tong_hop_kien_thuc_on_tap_giua_ki_lop_5_tuan_28_nam_hoc_2019.docx